Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 25-10-2023

Nghiên cứu đề xuất hệ thống giám sát - báo cáo - thẩm định (MRV) các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Việc xây dựng hệ thống MRV đối với các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam xuất phát từ sự cần thiết phải đáp ứng các yêu cầu quốc tế và nhu cầu trong nước để có thể đạt được các mục tiêu khí hậu đặt ra trong Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam.

Vì thế, TS. Phạm Thanh Long đã phối hợp với các cộng sự tại Phân Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu thuộc Viện khoa học Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu thực hiện đề tài: “Nghiên cứu đề xuất hệ thống giám sát - báo cáo - thẩm định (MRV) các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam” từ năm 2018 đến năm 2020.

Đề tài nhằm thực hiện các mục tiêu sau: xây dựng được hệ thống giám sát - báo cáo - thẩm định các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam; xây dựng được bộ tài liệu, dữ liệu, các chính sách, công cụ phục vụ vận hành hệ thống giám sát - báo cáo - thẩm định các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam phù hợp với yêu cầu quốc tế; và đề xuất dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật cần thiết cho việc vận hành hệ thống giám sát - báo cáo - thẩm định các hoạt động ứng phó biến đổi khí hậu ở Việt Nam và quy trình cập nhật thông tin, dữ liệu cho hệ thống giám sát - báo cáo - thẩm định các cấp (quốc gia, ngành, địa phương).

Trong nghiên cứu, dựa trên việc phân tích tổng quan và cơ sở khoa hoạc và thực tiễn cho việc xây dựng quy trình MRV trên thế giới và Việt Nam, đề tài đã đề xuất được quy trình MRV cho hoạt động ứng phó với BĐKH bao gồm: Quy trình MRV cho hoạt động giảm nhẹ, MRV cho hoạt động thích ứng và MRV cho hoạt động hỗ trợ. Đối với hoạt động giảm nhẹ, quy trình MRV được thiết kế riêng cho các báo cáo của quốc gia đối với quốc tế như: Thông báo quốc gia, Báo cáo cập nhật hai năm một lần, Báo cáo đóng góp do quốc gia tự quyết định, trong đó xác định rõ vai trò và chức năng của các bên tham gia. Đối với hoạt động thích ứng với BĐKH, đề tài cũng đề xuất quy trình MRV cho các lĩnh vựcc chính bao gồm: nông nghiệp và phát triển nông thôn; tài nguyên và môi trường; sức khỏe cộng đồng; lao động - xã hội; văn hóa - thể thao - du lịch; xây dựng và đô thị; công nghiệp và thương mại. Các lĩnh vực này cũng được áp dụng đối với cấp địa phương. MRV hỗ trợ cũng được đề xuất, tập trung nhiều vào hoạt động tài chính với các phương án thiết kế khác nhau và đề xuất cơ quan đầu mối và phân chia trách nhiệm giữa các bên liên quan.

Đề tài cũng đã xây dựng bộ tài liệu, dữ liệu liên quan, công cụ và cơ chế vận hành vận hành hệ thống MRV các hoạt động ứng phó với BĐKH ở Việt Nam. Trong đó tập trung vào các dữ liệu liên quan đến giảm nhẹ (năng lượng, nông nghiệp, LULUCF, các quá trình công nghiệp và chất thải) với các bảng biểu thu thập số liệu liên quan để phục vụ quá trình đo đạc lượng phát thải khí nhà kính theo phân loại của Hướng dẫn kiểm kê khí nhà kính quốc gia của IPCC năm 2006.

Đề tài cũng đã dự thảo được 3 thông tư hướng dẫn: (1)Thông tư Quy định chế độ báo cáo và hướng dẫn kỹ thuật phục vụ kiểm kê quốc gia khí nhà kính và đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; (2) Thông tư: Quy định kỹ thuật thu thập thông tin dữ liệu về kiểm kê phát thải khí nhà kính cấp quốc gia và cấp địa phương; (3) Thông tư: Quy định kỹ thuật về Đo đạc - Báo cáo - Thẩm tra (MRV) các hoạt động giảm thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu và hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu cấp quốc gia và cấp địa phương.

Đối với việc áp dụng hệ thống MRV cho cấp địa phương, đề tài đã đo đạc lượng phát thải khí nhà kính cho tỉnh Quảng Nam đối với các lĩnh vực đó là: năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp, sử dụng đất, thay đổi sử dụng đất và lâm nghiệp và chất thải. Bên cạnh đó cũng đã đề xuất các nội dung báo cáo và thẩm định cho hoạt động giảm nhẹ của tỉnh Quảng Nam. Đối với hoạt động thích ứng: đề tài đề xuất các bước tiến hành MRV cho hoạt động thích ứng với các ngành đó là: nông nghiệp và phát triển nông thôn; tài nguyên và môi trường; y tế, sức khỏe cộng đồng; lao động - xã hội; văn hóa - thể thao - du lịch; giao thông vận tải; xây dựng và đô thị và công nghiệp và thương mại. MRV cho hoạt động hỗ trợ cũng được đề cập và phân chia trách nhiệm rõ ràng cho các bên liên quan.

Kết quả của đề tài cung cấp cơ sở khoa học cho việc đề xuất quy trình xây dựng hệ thống MRV cho hoạt động ứng phó với BĐKH ở Việt Nam.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19073/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 11
Hôm nay: 1038
Tổng lượt truy cập: 3.263.278
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.