Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống

Ngày đăng: 23-08-2024

Quảng Trị - Đấy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp

Ngày 20/8/2024, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tỉnh Quảng Trị đã ban hành Chỉ thị số 38-CT/TU Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp (Chỉ thị).

Trong những năm qua, cấp ủy và chính quyền các cấp đã quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thục hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo huớng nâng cao giá trị gia tăng, phát triển bền vững theo hướng chuyến từ sản xuất nông nghiệp sang kinh tế nông nghiệp, trong đó chú trọng đến sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, liên kết theo chuỗi giá trị. Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng hành của người dân và doanh nghiệp, việc triển khai các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, liên kết theo chuỗi giá trị bước đầu đã đạt được nhiều kết quả tích cực; duy trì tốc độ tăng trưởng lĩnh vực nông - lâm - thủy sản bình qưân năm đạt trên 2,7% (chiếm hơn 20% GRDP của tỉnh). Một số mô hình sản xuất nông nghiệp đã triến khai thành công, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp và người dân; hệ số sử dụng đất được nâng lên, thu nhập của người dân sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là khu vực nông thôn được cải thiện rõ rệt, góp phần bảo vệ môi trường, hệ sinh thái đồng ruộng, hài hoà lợi ích về kinh tế, xã hội và môi trường, hình thành nên những miền quê đáng sống.

Mô hình sản xuất lúa hữu cơ liên kết tiêu thụ sản phẩm với Công ty Cổ phần Tổng công ty Thương mại Quảng Trị tại xã Vĩnh Lâm, huyện Vĩnh Linh - Ảnh: https://baoquangtri.vn/

 

Tuy nhiên, việc nhân rộng các mô hình nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, công nghệ cao, liên kết chuỗi giá trị trên địa bàn vẫn còn chậm, chưa có bước phát triển đột phá; diện tích sản xuất nông nghiệp hữu cơ nói chung và sản xuất lúa hữu cơ nói riêng mới chỉ đạt 34,6% chỉ tiêu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII và Kết luận số 168-KL/TU, ngày 04/11/2021, Hội nghị lân thứ 6, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khỏa XVII về tiếp tục đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh.

Nguyên nhân chủ yêu của những hạn chế trên là do điều kiện cơ sở hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi) chưa đáp ứng yêu cầu tố chức sản xuất; chi phí đầu tư sản xuất nông nghiệp hữu cơ khá cao, thời gian thu hồi vốn dài, chịu ảnh hưởng lớn của yếu tố thời tiết; doanh nghiệp tham gia đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chưa nhiều; hợp tác xã, tổ họp tác, người dân đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hữu cơ, công nghệ cao còn chậm.

Để đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, liên kết theo chuỗi giá trị và tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường, Ban Thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội của tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt và triển khai thực hiện tốt một số nhiệm vụ, giải pháp sau:

1. Xác định đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn liên kết theo chuỗi giá trị là nhiệm vụ quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển ngành nông nghiệp xanh, bền vững; là trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền ở địa phương, ngành được giao nhiệm vụ. Tập trung chỉ đạo rà soát quy hoạch ngành, vùng phù họp chủ trương đẩy mạnh nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, canh tác tự nhiên, liên kết theo chuỗi giá trị gắn với công nghiệp chế biến nông sản và duy trì kết quả đã đạt được, góp phần thực hiện thành công mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế đúng định hướng, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên, doanh nghiệp và người sản xuất nồng nghiệp về tầm quan trọng, ý nghĩa, giá trị kinh tế - xã hội của việc phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, canh tác tự nhiên, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị và nền nông nghiệp hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường; thích ứng với biến đồi khí hậu; đảm bảo cải thiện chất lượng và hiệu quả sử dụng đất, duy trì sự phát triển bền vững con người và tự nhiên, góp phần cân bằng hệ sinh thái, bảo vệ môi sinh môi trường và sức khỏe cộng đồng.

Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng, cơ quan báo chí trong công tác vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm, ý nghĩa và kịp thời biểu dương, nhân rộng về các mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp công nghệ cao, liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn tỉnh, tạo không khí lan tỏa, thi đua lao động sản xuất, phấn đấu hoàn thành mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII và Kết luận số 168-KL/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII đề ra.

2. Tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện với môi trường theo Đe án phát triển nông nghiệp hữu cơ giai đoạn 2020-2030 tại Quyết định 885/QĐ-TTg ngày 23/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ và các nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII gắn với chủ trương của Đảng, Nhà nước về nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong tình hình mới. Khẩn trương rà soát, khảo sát đánh giá toàn diện về thực trạng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp tuần hoàn, liên kết trong tiêu thụ nông sản; xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp, cụ thể hóa bằng các chương trình, kế hoạch hành động; phân công, giao nhiệm vụ cụ thể cho người đứng đầu các cấp ủy, tổ chức đảng ở các ngành, địa phương liên quan để thực hiện thắng lợi các mục tiêu đề ra.

Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về sản xuất nông nghiệp, đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý vật tư nông nghiệp và an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản; kiểm soát chặt chẽ chất lượng các loại giống cây trồng, giống vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng trên thị trường.

Tập trung đẩy nhanh việc thực hiện công tác quy hoạch, bố trí các vùng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ phù hợp với tiềm năng lợi thế, đặc điểm của địa phương, gắn với đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất, các khu sơ chế, chế biến đồng bộ, liên kết theo chuỗi giá trị từ khâu đầu vào cho đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm đầu ra. Hỗ trợ các doanh nghiệp, người sản xuất nông nghiệp; hình thành nên mạng lưới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp tuần hoàn, liên kết chuỗi giá trị có quy mô, giá trị kinh tế rộng, lớn trên địa bàn tỉnh. Tập trung rà soát, xác định chỉ tiêu cụ thể để định hướng phát triển một số cây trồng, vật nuôi chủ lực của tỉnh theo hướng hữu cơ như: Lúa chất lượng cao, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, dược liệu, gỗ nguyên liệu; gia súc và con tôm,... Trong đó, quan tâm có biện pháp, giải pháp căn cơ để 04 huyện trọng điểm đã được quy hoạch vùng sản xuất lúa hữu cơ tập trung với quy mô diện tích lớn của tỉnh là Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh và Vĩnh Linh, phấn đấu đến năm 2025, mỗi địa phương phải có ít nhất 250 ha lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên; đến năm 2030 phải có ít nhất 500 ha lúa hữu cơ, canh tác tự nhiên.

3. Khẩn trương rà soát, hoàn chỉnh các chính sách phù hợp tình hình thực tiễn và đảm bảo đủ mạnh để khuyến khích đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm nông sản (chủ lực) có tiềm năng lợi thế trong ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp tuần hoàn, liên kết trong tiêu thụ sản phẩm. Chú trọng chính sách khuyến khích tích tụ đất đai, cải tạo đồng ruộng, quy hoạch lại hệ thống thủy lợi, giao thông nội đồng phục vụ ứng dụng cơ giới hóa, ứng dụng khoa học-công nghệ, nhất là thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 (công nghệ sinh học, viễn thám, IoT...), gắn với mục tiêu mồi năm một địa phương có ít nhất 01-02 mô hình tích tụ tập trung sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Tiếp tục đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tổ hợp tác theo tiêu chí hợp tác xã kiểu mẫu, nhất là việc trẻ hóa đội ngũ cán bộ hợp tác xã có trình độ, có năng lực chuyên môn đáp ứng yêu cầu công việc trong giai đoạn mới. Quan tâm đào tạo, nâng cao năng lực, kỹ năng quản lý, tổ chức, liên kết sản xuất cho đội ngũ cán bộ ban quản lý hợp tác xã, tổ hợp tác, chú trọng công tác tiếp cận ứng dụng khoa học công nghệ, công nghệ thông tin vào quản lý và sản xuất trên địa bàn. Nâng cao chất lượng công tác đào tạo nghề lao động nông nghiệp, nông thôn; phát triển công nghiệp chế biến, tăng cường hoạt động hỗ trợ chứng nhận, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng, vùng nuôi; đẩy mạnh việc quảng bá, xúc tiến thương mại, liên kết tiêu thụ các sản phẩm nông sản chủ lực, có lợi thế cạnh tranh, sản phẩm OCOP của tỉnh (như gạo hữu cơ chất lượng cao, cà phê Arabica Khe Sanh, hồ tiêu Quảng Trị, gỗ rừng trồng chất lượng cao, một số sản phẩm truyền thống,…).

Huy động, lồng ghép các nguồn lực thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn, thúc đẩy phát triển liên doanh, liên kết trong sản xuất nông sản hàng hóa theo chuỗi giá trị bền vững, nhất là sản xuất nông nghiệp hữu cơ, canh tác tự nhiên, nông nghiệp công nghệ cao, gắn với liên kết tiêu thụ nông sản./.

Nguyễn Thái Hoàng

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 33
Hôm nay: 744
Tổng lượt truy cập: 4.053.753
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!