Thẩm định thuyết minh đề tài KHCN cấp cơ sở: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một số giống cây tía tô tại Quảng Trị”
Chiều ngày 01/04/2024, Hội đồng tư vấn do ông Trần Ngọc Lân, TUV, Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng chủ trì đã tiến hành thẩm định thuyết minh đề tài KHCN cấp cơ sở: “Nghiên cứu, xây dựng mô hình trồng thử nghiệm một số giống cây tía tô tại Quảng Trị”. Đề tài do Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Quảng Trị chủ trì, KS. Nguyễn Ngọc Khánh chủ nhiệm. Thời gian thưc hiện: 15 tháng (Từ tháng 03/2024 đến tháng 5/2025).
Ông Trần Ngọc Lân, TUV, Giám đốc Sở KH&CN, Chủ tịch Hội đồng phát biểu tại phiên họp
Đề tài hướng đến mục tiêu nghiên cứu, xây dựng được mô hình trồng khảo nghiệm một số giống cây tía tô tại Quảng Trị nhằm lựa chọn giống tía tô phù hợp và có giá trị thảo dược và kinh tế cao, có tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Theo đó, mục tiêu cụ thể xây dựng được mô hình ứng dụng khoa học công nghệ trồng thử nghiệm 03 giống cây tía tô, quy mô 1.500m2/03 giống. Nghiên cứu, hoàn thiện quy trình trồng cây tía tô phù hợp với điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Trị: 03 quy trình (01 quy trình/giống). Phân tích hàm lượng hoạt chất chính của các giống cây tía tô trồng thử nghiệm: 03 mẫu (01 mẫu/giống).
Cây tía tô Còn gọi là tử tô, tử tô tử, tổ ngạnh. Tên khoa học Perilla ocymoides L. [Perilla nankinensis (Lour.) Decne, Perilla frutescens (L.) Breit). Thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae.). Phân bố, sinh học và sinh thái: Tía tô được trồng ở khắp nơi ở Việt Nam để lấy lá ăn làm gia vị và làm thuốc. Trong đó, bộ phận dùng, thu hái, chế biến gồm: lá (Tô diệp, Tử tô diệp – Folium Perillae), quả (Tử tô tử – Fructus Perillae). Ngoài ra còn dùng thân (Tô ngạnh – Caulis Perillae). Lá Tía tô có các thành phần chính là tinh dầu (0,5%, chủ yếu perillaldehyd, l-perilla alcohol, limonen), flavonoid (quercetin, luteolin, apigenin, scutellarin), acid phenol (các acid caffeic, ferulic, rosmarinic), triterpenoid (acid oleanolic, acid ursolic, acid tormentid, acid corosolic), phytosterol (β-sitosterol, stigmasterol, campesterol), vitamin E…
Việc trồng cây dược liệu tía tô nhằm góp phần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao hiệu quả trên một đơn vị diện tích và tạo ra sản phẩm hàng hóa có tính phổ biến. Từ đó, tiến tới chiết xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm tía tô như là một dạng thực phẩm chức năng. Đơn vị thực hiện sẽ xây dựng mô hình trồng cây tía tô theo hướng sản xuất nguyên liệu; chăm sóc, theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển của các giống cây tía tô để hoàn thiện mô hình theo hướng sản xuất nguyên liệu phù hợp, tối ưu nhất với địa phương Quảng Trị.
Giống cây tía tô đỏ được trồng tại Hợp tác xã Sa Pa Secrets
xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Theo đó, đơn vị chủ trì sẽ thực hiện các nội dung và sản phẩm dự kiến gồm: Khảo sát, đánh giá, lựa chọn địa điểm thực hiện mô hình trồng khảo nghiệm các giống cây Tía tô. Xây dựng mô hình trồng thử nghiệm 03 giống cây tía tô khác nhau tại Quảng Trị. Phân tích chất lượng dược liệu của cây tía tô, phân tích % hàm lượng axit rosmarinicvà 04 chỉ tiêu: As, Hg, Cd, Pb. Kết quả dự kiến gồm: Báo cáo khoa học. Mô hình trồng thử nghiệm 03 giống cây tía tô tại Quảng Trị. Hoàn thiện quy trình trồng cây tía tô phù hợp với điều kiện địa phương. Xác định và tuyển chọn giống cây tía tô có hàm lượng hoạt chất dược liệu cao, phù hợp với điều kiện khí hậu sinh trưởng tại địa phương.
Đề tài khi thành công sẽ góp phần tạo nguồn dược liệu phong phú cho các cơ sở sản xuất dược liệu trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thúc đẩy các sản phẩm chế biến từ cây tía tô, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển sản phẩm từ cây tía tô gắn với xây dựng sản phẩm OCOP, hướng đi này sẽ tạo ra được các sản phẩm OCOP đặc trưng của địa bàn tỉnh.
Tại phiên họp, các thành viên Hội đồng đã đóng góp ý kiến để đơn vị chủ trì thực hiện bổ sun
Hải Yến