Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 29-09-2022

Nghiên cứu diễn biến và dự báo xu thế biến động các địa hệ khu vực ven biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy từ Holocen đến nay

Do vậy, muốn có mô hình và chính sách về quy hoạch và quản lý đới bờ nói chung và cửa Ba Lạt - Cửa Đáy theo xu thế phát triển bền vững tất yếu phải xuất phát từ sự nghiên cứu đặc điểm về điều kiện tự nhiên, diễn biến các hệ sinh thái và các hoạt động tai biến thiên nhiên liên tục xảy ra. Vì thế, nhóm nghiên cứu của GS. TS. Trần Nghi tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu diễn biến và dự báo xu thế biến động các địa hệ khu vực ven biển từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy từ Holocen đến nay” từ năm 2016 đến năm 2019.

Đề tài nhằm thực hiện mục tiêu chính xác hóa địa tầng Holocen của khu vực nghiên cứu; làm sáng tỏ các nguyên nhân biến đổi địa hệ vùng ven biển từ cửa sông Ba Lạt đến cửa Đáy trong Holocen; làm rõ xu thế biến động đường bờ, địa hình - địa mạo và các hệ sinh thái vùng cửa sông trong Holocen và dự báo xu thế biến động tiếp theo.

Một số kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu:

- Trầm tích Pleistocen muộn - Holocen khu vực đới bờ châu thổ Sông Hồng có cấu trúc một phức tập hoàn chỉnh gồm 3 miền hệ thống (Miền hệ thống trầm tích biển thấp (LST), Miền hệ thống trầm tích biển tiến (TST), Miền hệ thống trầm tích biển cao (HST)). Phức tập này tương ứng với một chu kỳ trầm tích bắt đầu là nhóm tướng cát bột aluvi tuổi Pleistocen muộn, phần muộn thuộc miền hệ thống trầm tích biển thấp (arLST Q1 3b). Tiếp đến là nhóm tướng bùn đầm lầy ven biển và tướng sét vũng vịnh thuộc miền hệ thống trầm tích biển tiến tuổi Holocen sớm-giữa (amt, mtTSTQ2 1-2). Cuối cùng là nhóm tướng bột sét châu thổ bị chôn vùi tuổi Holocen giữa muộn (amhHSTQ2 2-3) và nhóm tướng châu thổ ngầm hiện đại (amtHSTQ2 3).

- Ranh giới giữa 3 miền hệ thống trầm tích là ranh giới chéo: (1) Ranh giới giữa miền hệ thống trầm tích biển tiến và miền hệ thống trầm tích biển thấp (TST/LST) kéo dài từ 12kaBp đến 5 kaBP; (2) Ranh giới giữa miền hệ thống trầm tích biển cao và miền hệ thống trầm tích biển tiến (HST/TST) kéo dài từ 5kaBP đến nay.

- Tốc độ dịch chuyển đường bờ trong Holocen thay đổi theo các pha biển tiến và biển thoái: (1) Trong giai đoạn biển tiến Holocen sớm-giữa (Q2 1-2) (12-5ka BP); (2) Trong giai đoạn biển thoái Holocen giữa -muộn (Q2 2-3) (5ka BP đến nay);

- Các thế hệ đường bờ cổ và sự đổi dòng của Sông Hồng trong Holocen muộn khu vực đới bờ châu thổ Sông Hồng.

- Đề xuất các giải pháp quản lý đới bờ châu thổ Sông Hồng theo hướng phát triển bền vững:

+ Đánh giá tính bền vững của các địa hệ: Tất cả các địa hệ đới bờ châu thổ Sông Hồng đều không ổn định theo thời gian. Quy luật tự nhiên là sự chuyển đổi từ địa hệ này sang địa địa hệ khác thích ứng với điều kiện mới của tự nhiên. Các địa hệ này đang quá trình chuyển đổi chưa ổn định thì lại bị tác động cưỡng bức của con người nên càng không ổn định và diễn biến theo hướng xấu suy thoái môi trường.

+ Các giải pháp ứng xử hiện nay nhằm giảm thiểu tai biến là khôngphù hợp với quy luật tự nhiên: việc đắp đê biển chống xói lở chỉ là giải pháp tình thế và chắc chắn sẽ thất bại vừa tốn kém vừa không bền vững.

+ Đánh giá các phương phức khai thác tài nguyên theo hướng phát triển bền vững: Hiện nay, các tỉnh Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình đang nỗ lực khai thác các dạng tài nguyên khác nhau của đới bờ. Tuy nhiên, việc khai thác này chưa hợp lý mới chỉ chú trọng lợi ích trước mắt nhưng sẽ có hại về lâu dài:

+ Đắp đập sông Sò là một sai lầm nghiêm trọng nhất trong tất cả các tai biến nhân sinh. Do đắp đập sông Sò nên làm xói lở bờ biển Hải Hậu. Điều này đã và sẽ gây ra những thiệt hại lớn về chi phí đắp đê biển và mất đi những quỹ đất quý giá vốn đã được bồi tụ. - Quai đê lấn biển sớm sẽ tạo ra những vùng đất thấp trong đê sẽ ngày càng thấp do thiếu hụt trầm tích và sụt lún kiến tạo hiện đại. - Nuôi tôm là con dao 2 lưỡi có lợi trước mắt nhưng có hại lâu dài. Những đầm nuôi tôm sau khi đã hết vai trò thì sẽ trở thành vùng đất thoái hóa bỏ hoang.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17341/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 3
Hôm nay: 1023
Tổng lượt truy cập: 4.040.836
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!