Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 18-04-2023

Sản xuất chế phẩm hỗn hợp MF1, MF2 ứng dụng trong trồng rừng thông, bạch đàn và keo cung cấp gỗ lớn

Chế phẩm MF1 là chế phẩm vi sinh vật tổng hợp bao gồm vi sinh vật phân giải phốt phát khó tan, vi sinh vật ức chế hay tiêu diệt nấm gây bệnh thối cổ rễ cây thông, một số chất mang và các vi lượng khác. Chế phẩm MF1 được bón cho cây Thông và các loài cây khác ở vườn ươm và rừng trồng, nhằm tăng tỷ lệ sống của cây, tăng năng xuất cây trồng và giảm tỷ lệ bị bệnh. Chế phẩm MF2 là chế phẩm vi sinh vật tổng hợp bao gồm vi sinh vật phân giải phốt phát khó tan, vi sinh vật ức chế hay tiêu diệt nấm gây bệnh đốm lá và khô cành ngọn bạch đàn, một số chất mang và các vi lượng khác. Chế phẩm MF2 được bón cho cây bạch đàn, keo và các loài cây khác ở vườn ươm và rừng trồng, nhằm tăng tỷ lệ cây sống của cây, năng suất cây trồng và giảm tỷ lệ bị bệnh.

Chế phẩm MF1 và MF2 là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn và thông trên các lập địa thoái hoá, nghèo chất dinh dưỡng” do Cơ quan chủ trì Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài GS.TS Phạm Quang Thu thực hiện với mục tiêu: Hoàn thiện công nghệ, thiết bị sản xuất và ứng dụng chế phẩm MF1 và MF2 trên diện rộng.

Hiện nay các dự án trồng rừng, cải tạo và tái sinh phục hồi rừng luôn được nhà nước quan tâm đầu tư, phát triển nghề rừng theo hướng kinh doanh gỗ lớn. Theo thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố tính đến thời điểm cuối năm 2016, diện tích rừng trồng là 4.135.541 ha, đến cuối năm 2018 diện tích rừng trồng đã đạt tới 4.235.770 ha (công bố tháng 3 năm 2019), tăng gần 3%. Mặc dù diện tích rừng được ghi nhận có tăng lên nhưng chất lượng rừng lại là vấn đề cần được bàn tới. Đất dành cho trồng rừng chủ yếu là đất xấu, sườn dốc cao, khô cằn nghèo dinh dưỡng. Trong canh tác, việc bón phân vô cơ cho cây trồng vùng lập địa khô cằn nghèo chất dinh dưỡng đã làm cho đất ngày càng bị suy kiệt và thoái hoá, cây trồng suy giảm về năng suất, chất lượng sản phẩm thấp. Đặc biệt rừng trồng thường được trồng trên các lập địa có pH thấp, vi sinh vật có lợi thì nghèo, ngược lại vi sinh vật gây bệnh cho cây trồng lại nhiều. Chế phẩm vi sinh hỗn hợp MF1, MF2 với đa chủng vi sinh vật bao gồm bào tử nấm cộng sinh, vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật đối kháng nấm gây bệnh được sử dụng để ươm cây con và bón cho cây rừng nhằm tăng sinh trưởng, giảm thiểu tỷ lệ bị bệnh của cây chủ là một giải pháp sinh học bảo vệ môi trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên hiện nay sản xuất chế phẩm MF1 và MF2 dạng viên nén còn có những hạn chế nhất định. Sản xuất viên nén, với 2 quy mô nhỏ hẹp trong phòng thí nghiệm, không đủ để sản xuất công nghiệp hàng hoá. Máy trộn quy mô phòng thí nghiệm nhỏ công suất 25kg/mẻ, khi trộn chế phẩm được tưới sinh khối vi sinh vật bằng thủ công. Nếu xét về hiệu quả kinh tế và cơ sở công nghệ cho mở rộng áp dụng sản xuất thì giá thành của chế phẩm vẫn ở mức cao, trong khi sản xuất chế ở dạng bột với mật độ bào từ đảm bảo hạ giá thành cạnh tranh được với những sản phẩm phân bón khác.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Đã hoàn thiện qui trình công nghệ nhân sinh khối, thiết bị sản xuất chế phẩm VSV MF1 cho cây thông, chế phẩm VSV MF2 cho cây bạch đàn và keo trên quy mô công nghiệp là 1 tấn/mẻ với thiết bị lên men có dạng dung lượng xilanh đứng với thùng chứa dung tích 75 lít. Đây là thiết bị ứng dụng cho lên men theo mẻ, đạt công suất 50lít/1 mẻ lên men.

- Đã hoàn thiện quá trình nuôi trổng và bảo quản nấm cộng sinh, 2 chủng nấm cộng sinh được tuyển chọn nuôi trồng để sản xuất chế phẩm là chủng Pisolithus tinctorius và chủng Scleroderma cepa. Bón chế phẩm có bào tử nấm cộng sinh ở độ sâu 5 - 10 cm và độ tàn che rừng 0,4 - 0,6.

- Đã hoàn thiện Quy trình nhân sinh khối và sản xuất chế phẩm MF1 cho cây thông tại vườn ươm và rừng trồng.

- Đã hoàn thiện Quy trình nhân sinh khối và sản xuất chế phẩm MF2 cho cây keo và bạch đàn tại vườn ươm và rừng trồng.

- Đã hoàn thiện Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 đối với vườn ươm và rừng trồng cây thông.

- Đã hoàn thiện Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF2 đối với vườn ươm và rừng trồng cây bạch đàn và keo.

- Tổ chức 02 lớp tập huấn về Quy trình công nghệ nhân sinh khối vi sinh vật và sản xuất chế phẩm MF1 và MF2.

- Tổ chức 02 lớp tập huấn về Quy trình sử dụng chế phẩm vi sinh vật MF1 đối với vườn ươm và rừng trồng cây thông, bạch đàn và keo.

- Dự án đã sản xuất 22 tấn MF1 trên quy mô công nghiệp, chế phẩm đạt mật độ tế bào hữu hiệu của các chủng phân giải lân từ 4,4 x 109 CFU/gam, mật độ tế bào hữu hiệu của các chủng đối kháng nấm bệnh từ 1,3 x 109 CFU/gam, bào tử nấm cộng sinh loài Pisolithus tinctorius: đạt 3,2 x 106 bào tử/gam, khả năng hấp thụ nước: 500ml/20g độ ẩm chế phẩm: 15-20% và thời gian sử dụng hiệu lực là 6-9 tháng,

- Dự án đã sản xuất 17 tấn MF2 trên quy mô công nghiệp, chế phẩm đạt mật độ tế bào hữu hiệu của các chủng phân giải lân từ 5,2 x 109 CFU/gam, mật độ tế bào hữu hiệu của các chủng đối kháng nấm bệnh từ 1,5 x 109 CFU/gam, bào tử nấm cộng sinh loài Scleroderma cepa: đạt 1,6 x 106 bào tử/gam, khả năng hấp thụ nước: 500ml/20g độ ẩm chế phẩm: 20-25% và thời gian sử dụng hiệu lực là 6-9 tháng,

- Lợi nhuân từ việc bán chế phẩm là 650.000.000 đồng. Sử dụng chế phẩm tăng năng xuất từ 15 - 20 % tăng lợi nhuận 6,5 - 10,2 triệu đồng/ha/năm so với đối chứng không sử dụng chế phẩm MF1 và MF2. Vậy hiệu quả khi bón chế phẩm MF1 hoặc MF2 đã tiết kiệm được 25% so với bón NPK khi trồng rừng. Chế phẩm được sử dụng trong xây dựng mô hình tại Bắc Giang với 4ha thông, 3 ha keo và 3ha bạch đàn. Sử dụng chế phẩm tăng năng xuất từ 15 - 20,2 % tăng lợi nhuận 6,5 - 10,2 triệu đồng/ha/ năm so với đối chứng không sử dụng chế phẩm MF1 và MF2.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18212/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 4
Hôm nay: 1166
Tổng lượt truy cập: 4.033.883
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!