Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 04-10-2023

Tuyển chọn giống đậu tương có năng suất và hàm lượng dầu cao phù hợp với điều kiện sản xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long

Cây đậu tương hiện là loại cây trồng chiến lược của nhiều quốc gia với hàm lượng dinh dưỡng cao, với 40 - 50% protein, 18 - 25% lipit, nhiều axit amin và vitamin, là nguyên liệu cho sản xuất. Cây có thời gian sinh trưởng ngắn, có khả năng cố định đạm nên được trồng luân canh với lúa và ngô để tăng vụ và cải tạo đất bạc màu.

Diện tích đậu tương tại Việt Nam hiện đang giảm mạnh trong những năm gần đây trong khi nhu cầu sử dụng lại tăng. Theo số iệu của Tổng Cục Thống kê, diện tích đậu tương năm 2019 đạt 4 nghìn ha, sản lượng 75,9 nghìn tấn, giảm 3,8 nghìn ha và 4,9 nghìn tấn so với năm 2018 nguyên nhân do giá trong nước quá cao so với nhập khẩu và sự cạnh tranh về hiệu quả kinh tế của cây trồng khác sản xuất trong nước khó khăn do thời tiết thất thường sâu bệnh hại giống bị thoái hóa và lai tạp các giống mới có năng suất cao và phẩm chất tốt chưa được phổ biến rộng rãi.

Từ thực tế trên Viện Nghiên cứu dầu và cây có dầu do KS. Trần Ngọc Thông làm chủ nhiệm đã đề xuất thực hiện Dự án: Tuyển chọn giống đậu tương có năng suất và hàm lượng dầu cao phù hợp với điều kiện sản xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long” giai đoạn 2018 - 2020 nhằm chọn được một giống đậu tương triển vọng, giúp nông dân tại đây có nguồn giống tốt và phù hợp với điều kiện vùng, nâng cao năng suất và chất lượng giá trị cây đậu tương.

Đề tài “Tuyển chọn giống đậu tương có năng suất và hàm lượng dầu cao phù hợp với điều kiện sản xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long” được thực hiện tại 3 tỉnh An Giang; Cần Thơ; Đồng Tháp từ năm 2018 đến năm 2020 đã đạt được các kết quả như sau:

Qua thí nghiêm so sánh chính quy, khảo nghiệm cơ bản và khảo nghiệm sản xuất các giống đậu tương triển vọng ̣ đã xác định được giống đậu tương VDT7 có năng suất cao nhất trong các giống khảo nghiệm (2,66 - 2,85 tấn/ha), hàm lượng dầu hạt đạt 20,49 ̣ - 21,18% và lợi nhuận tăng thêm đat 9.660.000 ̣ - 12.600.000 đồng/ha/vụ);

Khảo nghiệm DUS đánh giá giống đậu tương VDT7 có tính khác biệt và đồng nhất so với giống đối chứng DT84

Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật canh tác trên giống đậu tương VDT7:

+ Khoảng cách gieo thích hơp: ̣ 30 x 10 cm (1 hạt/hốc) hoăc sạ 60 kg giống/ha.

+ Tổ hơp phân bón 50 kg N/ha: 60 kg P2O5: 80 kg K2O/ha đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

+ Sử dụng các chế phẩm sinh học Beauveria bassiana Vuill 1,5x109 CFU/g, Spinetoram, Azadirachtin 0,3% và hóa học gồm Cypermethrin, Fipronil trong phòng trừ sâu xanh.

+ Đối với sâu đục quả sử dụng các hoạt chất Cypermethrin, Fenvalerate, Acephate 21%

+ Chlorpyrifos Ethyl 14%; Azadirachtin 0,3%, Abamectin 9g/kg

+ Bacillus thuringiensis var. kurstaki 11g/kg, Spinetoram.

Đã xây dựng được 3 mô hình sản xuất giống đậu tương VDT7 cho năng suất cao, hiệu quả kinh tế và phù hợp với điều kiện nông hộ. Lợi nhuận đạt được từ mô hình VDT7 từ 17.051.000 - 25.712.000 đồng/ha/vụ, cao hơn mô hình đối chứng MTĐ176 từ 11.680.000 - 17.340.000 đồng/ha/vu.̣ Giống đậu tương VDT7 thích nghi trên nhiều loại đất, mùa vụ và luân canh hiệu quả trên đất lúa ở vùng đồng bằng Sông Cửu Long với thời gian sinh trưởng ngắn (82 - 90 ngày), số quả/cây cao (67,0 – 85,8 quả), khối lượng 1000 hạt cao (150,1 – 158,8 gam). Năng suất thực thu từ 2,22 – 3,47 tấn/ha (cao hơn 10% so với giống đối chứng địa phương). Hàm lượng dầu từ 20,49 - 21,18%, protein đạt 33,9%, phù hợp cho ngành công nghiệp dầu và chế biến thực phẩm. Bên cạnh đó, giống đậu tương VDT7 có khả năng chống đổ ngã và tách hạt khi vào giai đoạn thu hoach; đã được Viện nghiên cứu Dây và Cây có dầu tự công bố lưu hành cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long từ ngày 1/12/2020 theo thông báo số1450/TB-TT-VPPN của Cục Trồng trọt.

Nhóm Đề tài mong rằng sớm bbổ sung giống đậu tương VDT7 vào bộ giống cơ cấu tại địa phương và sớm áp dụng biện pháp kỹ thuật mới vào quy trình canh tác cây đậu tương tại Vùng đồng bằng Sông Cửu Long. Các kết quả nghiên cứu cho thấy giống đâu tương VDT7  là giống triển vọng có năng suất và hàm lượng dầu cao, có tiềm năng để đưa vào sản xuất giống đại trà  do đó đề nghi ̣ Bô ̣Công Thương hỗ trợ kinh phí để xây dựng dự án sản xuất giống VDT7 để cung ứng giống cho khu vực phía Nam.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18910/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 2
Hôm nay: 91
Tổng lượt truy cập: 4.027.400
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!