Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng

Ngày đăng: 21-09-2023

Tạo dựng nhận thức trong doanh nghiệp khi áp dụng công cụ quản lý chất lượng toàn diện

Muốn áp dụng phương thức quản lý TQM, trước tiên doanh nghiệp cần tạo dựng nhận thức trong doanh nghiệp, phải làm cho mọi người hiểu rõ những khái niệm về chất lượng, nguyên tắc quản lý chung và quản lý chất lượng, xác định rõ vai trò, vị trí TQM trong doanh nghiệp. Luôn luôn nhấn mạnh “đáp ứng, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng” là mục tiêu của quản lý và hoạt động vì chất lượng.

Đáp ứng, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng là mục tiêu của quản lý chất lượng. Ảnh minh họa.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng quan trọng. Chất lượng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp.

Để đạt chất lượng mong muốn cần có sự quản lý đúng đắn. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Hoạt động này bao gồm các hoạt động nhằm định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Quản lý chất lượng đảm bảo cho doanh nghiệp làm đúng những việc phải làm. Doanh nghiệp muốn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, phải tìm hiểu và áp dụng có hiệu quả các tư tưởng và công cụ quản lý chất lượng.

Dựa trên tiến trình phát triển tư duy về quản lý chất lượng, có thể chia thành 5 bước phát triển như sau: Kiểm tra chất lượng - Kiểm soát chất lượng - Đảm bảo chất lượng - Kiểm soát chất lượng toàn diện (TQC-Total Quality Control) - Quản lý chất lượng toàn diện (TQM-Total Quality Managenment).

Theo định nghĩa từ Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO), TQM - quản lý chất lượng toàn diện là cách quản lý một tổ chức, doanh nghiệp tập trung vào chất lượng, dựa vào sự tham gia của các thành viên trong một tổ chức, để đạt được sự thành công lâu dài nhờ thỏa mãn khách hàng và đem lại lợi ích cho các thành viên của tổ chức và cho xã hội.

Muốn áp dụng công cụ quản lý TQM, trước tiên doanh nghiệp cần tạo dựng nhận thức trong doanh nghiệp, phải làm cho mọi người hiểu rõ những khái niệm về chất lượng, nguyên tắc quản lý chung và quản lý chất lượng, xác định rõ vai trò, vị trí TQM trong doanh nghiệp. Luôn luôn nhấn mạnh “đáp ứng, thỏa mãn yêu cầu của khách hàng” là mục tiêu của quản lý và hoạt động vì chất lượng.

Tiếp theo, cần có sự cam kết của lãnh đạo, toàn thể nhân viên trong việc quyết tâm thực hiện hệ thống TQM. Sự cam kết về chất lượng của lãnh đạo cấp cao, cán bộ cấp quản lý và toàn thể công, nhân viên để thúc đẩy mọi người có thái độ nghiêm túc và hành động vì chất lượng.

Đồng thời phải có một chính sách chất lượng đúng đắn và biện pháp để thực hiện chính sách đó. Cần chấp nhận sự sai hỏng, phát hiện nó, loại bỏ và ngăn ngừa tiến hành làm tốt ngay từ đầu ở những tình huống công việc để loại bỏ các trục trặc về chất lượng sản phẩm.

Ngoài ra, về mặt tổ chức, doanh nghiệp cần đặt đúng người, đúng chỗ và phân định rõ trách nhiệm của từng người ở từng bộ phận, đơn vị và toàn doanh nghiệp. Cần quan tâm đầy đủ đến nhân sự và cơ cấu trong công tác tổ chức chất lượng. Việc xác định trách nhiệm chỉ rõ ràng khi coi quản lý chất lượng giống như bất kỳ chức năng quản lý chủ yếu nào khác, phân rõ trách nhiệm và người chỉ huy rõ ràng phụ trách ở cấp cao nhất của tổ chức.

https://vietq.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 5
Hôm nay: 2845
Tổng lượt truy cập: 3.966.016
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!