Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng

Ngày đăng: 17-06-2024

Tăng năng suất lao động: Cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp

TS. Nguyễn Tú Anh - Ban Kinh tế Trung ương cho biết, năng suất lao động của Việt Nam còn khá thấp, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng năng suất lao động.

Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam năm 2022 chỉ bằng 11,4% so với Singapore, 35,4% so với Malaysia. Nếu nhìn con số này thì NSLĐ của chúng ta thấp do cơ cấu nền kinh tế Việt Nam phần lớn lao động làm việc trong khu vực phi chính thức và hộ gia đình, số lượng lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp chỉ chiếm 29,2% lao động có việc làm trong năm 2022. TS. Nguyễn Tú Anh, Vụ trưởng, Ban Kinh tế Trung ương cho rằng NSLĐ của Việt Nam khá là thấp.

 Cần thực hiện đồng bộ các giải pháp để tăng năng suất lao động.

Đưa ra các kiến nghị nhằm tăng năng suất lao động tại một diễn đàn về năng suất lao động mới đây, TS. Nguyễn Tú Anh cho rằng, cần tiếp tục thực hiện các giải pháp đồng bộ, cải thiện môi trường kinh doanh, tăng khả năng tiếp cận nguồn lực như đất đai, vốn, tri thức, lao động, giảm chi phí tuân thủ các thủ tục hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý bộ máy nhà nước để phát triển nhanh hơn số lượng doanh nghiệp, tăng quy mô doanh nghiệp. Phải thực hiện cho kỳ được mục tiêu 2 triệu doanh nghiệp đến năm 2030.

Theo TS. Nguyễn Tú Anh, chỉ khi tỷ trọng lao động trong doanh nghiệp tăng lên thì NSLĐ mới tăng nhanh và bền vững vì các lý do: người lao động được chăm lo tốt hơn thông qua vai trò của các đoàn thể; người lao động cam kết lâu dài hơn nên có động lực để nâng cao năng lực trình độ tăng NSLĐ; doanh nghiệp có năng lực tốt hơn trong nâng cao trình độ quản lý, sản xuất, công nghệ để tăng NSLĐ.

Trọng tâm của chính sách kinh tế giai đoạn 2021-2030 nên tập trung vào ngành chế biến chế tạo vì đây là khu vực động lực thúc đẩy NSLĐ cả nền kinh tế. Chỉ khi NSLĐ ngành chế biến chế tạo tăng lên thì mới có thu nhập tăng thêm để chi tiêu cho ngành dịch vụ, qua đó làm tăng NSLĐ ngành dịch vụ, hay nói cách khác NSLĐ ngành dịch vụ là phái sinh theo sau ngành chế biến chế tạo. Thúc đẩy NSLĐ ngành chế biến chế tạo cùng với mở rộng quy mô của ngành sẽ là động lực chính thúc đẩy NSLĐ trong cả nền kinh tế.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 6
Hôm nay: 5819
Tổng lượt truy cập: 3.949.742
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!