Chi tiết tin thông báo - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Thông báo

Hướng dẫn đăng ký hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024

Thực hiện Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh Quảng Trị Quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026; Quyết định số 913/QĐ-UBND ngày 30/3/2022 của UBND tỉnh ban hành Quy định hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026, Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn quy trình hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024 cho các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cụ thể như sau:

1. Hỗ trợ ứng dụng, đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ tiên tiến, công nghệ mới, công nghệ cao trong sản xuất công nghiệp và dịch vụ, trong sản xuất và chế biến hàng hóa nông lâm, thủy sản; ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

- Nội dung hỗ trợ:

Hỗ trợ chuyển giao quy trình công nghệ; hoàn thiện, đổi mới công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao; hoàn thiện, đổi mới dây chuyền sản xuất để thực hiện các dự án; hỗ trợ sản xuất thử sản phẩm loạt đầu tiên của dự án; chi thuê tư vấn, chuyên gia; chi đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật... phục vụ trực tiếp cho dự án; chi phí kiểm tra, phân tích các kết quả nghiên cứu trong quá trình thực nghiệm; chi phí kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hoá là kết quả của dự án; chi tuyên truyền, tiếp thị, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; các chi phí khác trực tiếp phục vụ thực hiện dự án.

Hồ sơ gồm:

+ Tài liệu chứng minh đối tượng hỗ trợ: Đơn đề nghị lập hồ sơ hỗ trợ; Giấy cam kết sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ đã đầu tư trong thời gian ít nhất là 3 năm sau khi được hỗ trợ; Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã) hoặc Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) hoặc hộ khẩu (đối với hộ gia đình) hoặc Chứng minh thư/thẻ căn cước công dân (đối với cá nhân).

+ Tài liệu chứng minh điều kiện hỗ trợ, chi phí thực hiện nội dung được hỗ trợ: Báo cáo kết quả thực hiện dự án đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ, thiết bị; Hợp đồng và Thanh lý Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị và chuyển giao công nghệ; Chứng từ chứng minh chi phí (Hóa đơn tài chính, ủy nhiệm chi hoặc các chứng từ khác nếu có).

2. Hỗ trợ ứng dụng và nhân rộng các kết quả từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp phục vụ phát triển kinh tế xã hội

Nội dung hỗ trợ:

Hỗ trợ một phần kinh phí để mua nguyên vật liệu; nhân công; chi đào tạo tập huấn kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi sản xuất thử sản phẩm loạt đầu tiên của dự án. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu ứng dụng, nhân rộng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng vốn ngân sách nhà nước sẽ được các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đó trực tiếp hoặc tham gia triển khai ứng dụng và nhân rộng kết quả của nhiệm vụ theo quy định.

Hồ sơ gồm:

+ Tài liệu chứng minh đối tượng hỗ trợ: Đơn đề nghị lập hồ sơ hỗ trợ; Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã) hoặc Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) hoặc hộ khẩu (đối với hộ gia đình) hoặc Chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân (đối với cá nhân).

+ Tài liệu chứng minh điều kiện hỗ trợ: Văn bản chứng minh diện tích sản xuất/nuôi/trồng tập trung (kèm theo bản đồ hiện trạng khu đất); Báo cáo kết quả thực hiện ứng dụng công nghệ tiến tiến, công nghệ cao, các quy trình thực hành sản xuất/nuôi/trồng theo chuỗi giá trị trên quy mô đề nghị hỗ trợ; Ưu tiên các dự án có Giấy chứng nhận VietGap hoặc GlobalGAP hoặc hữu cơ.

+ Tài liệu chứng minh chi phí cho nội dung hỗ trợ: Hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ; Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Biên bản thanh lý hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ; Chứng từ chứng minh mua máy móc, thiết bị, phần mềm theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ; Các chứng từ khác như: Chứng từ chứng minh chi phí xây dựng và công bố tiêu chuẩn, Chứng từ chứng minh chi phí dán tem truy xuất nguồn gốc, Chứng từ chứng minh chứng nhận VietGAP hoặc GlobalGAP hoặc hữu cơ (nếu có).

3. Hỗ trợ hoạt động tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng và sở hữu trí tuệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị sản phẩm hàng hóa

Nội dung hỗ trợ:

+ Nội dung 1: Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến (ISO 9000, ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 27000, HACCP, VietGAP hoặc GlobalGAP) với mức tối đa 30 triệu đồng/doanh nghiệp.

+ Nội dung 2: Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở: xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; đánh giá chứng nhận hợp quy với mức: 03 triệu đồng/tiêu chuẩn cơ sở; 05 triệu đồng/sản phẩm chứng nhận hợp chuẩn; 10 triệu đồng/sản phẩm chứng nhận hợp quy.

+ Nội dung 3: Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với mỗi phát minh hoặc sáng chế hoặc giải pháp hữu ích với mức 20 triệu đồng/văn bằng.

+ Nội dung 4: Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp và tối đa không quá 3 nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp/năm/doanh nghiệp, cơ sở với mức 8 triệu đồng/văn bằng.

+ Nội dung 5: Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đăng ký ở nước ngoài với mức hỗ trợ tối đa 40.000.000 đồng/văn bằng bảo hộ tại các nước ASEAN, 60.000.000 đồng/văn bằng bảo hộ tại các nước khác.

+ Nội dung 6: Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trong nước với mức tối đa 50 triệu đồng/văn bằng.

+ Nội dung 7: Hỗ trợ tham gia xét tuyển và được tặng giải thưởng chất lượng, quốc gia, quốc tế với mức: 20 triệu đồng/giải vàng giải thưởng chất lượng quốc gia; 15 triệu đồng/giải bạc giải thưởng chất lượng quốc gia; 30 triệu đồng/giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (GPEA).

+ Nội dung 8: Hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/doanh nghiệp được chứng nhận tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái (GACP - Good Agricultural and Collection Practices), tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP - Good manufacturing practice) và tối đa không quá 200 triệu đồng/doanh nghiệp cho chứng nhận lại; Hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ và tối đa không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp cho chứng nhận lại. Quy mô tối thiểu 05 ha/dự án.

Hồ sơ gồm:

+ Tài liệu chứng minh đối tượng hỗ trợ: Đơn đề nghị lập hồ sơ hỗ trợ; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể); Quyết định thành lập (đối với tổ chức); Chứng minh thư hoặc căn cước công dân (đối với cá nhân).

+ Tài liệu chứng minh điều kiện và chi phí hỗ trợ:

  •  Đối với Nội dung 1: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn; Bản sao có chứng thực Hợp đồng tư vấn xây dựng, Bản thanh lý hợp đồng tư vấn xây dựng, Hóa đơn tài chính (nếu có); Bản sao có chứng thực Hợp đồng đánh giá chứng nhận, Bản thanh lý hợp đồng Hợp đồng đánh giá chứng nhận và Hóa đơn tài chính.
  • Đối với Nội dung 2: (i) Bản Tiêu chuẩn cơ sở; Văn bản công bố áp dụng tiêu chuẩn cơ sở; Bản sao có chứng thực Phiếu kết quả thử nghiệm có đầy đủ các chỉ tiêu được quy định tại tiêu chuẩn cơ sở tương ứng của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. (ii) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn; Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn; Hóa đơn và Hợp đồng tư vấn xây dựng; Hóa đơn và Hợp đồng chứng nhận. (iii) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn; Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy; Hóa đơn và Hợp đồng tư vấn xây dựng; Hóa đơn và Hợp đồng đánh giá chứng nhận.
  • Đối với Nội dung 3: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận bảo hộ sáng chế hoặc giải pháp hữu ích do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Hồ sơ để đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Hợp đồng và thanh lý Hợp đồng về việc thuê tư vấn đăng ký sáng chế hoặc giải pháp hữu ích (nếu có); Các chứng từ tài chính có liên quan (nếu có).
  •  Đối với Nội dung 4: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Các chứng từ tài chính có liên quan (nếu có).
  •  Đối với Nội dung 5: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài do tổ chức Sở hữu trí tuệ ở nước ngoài cấp; Hợp đồng và thanh lý Hợp đồng về việc thuê tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài; Các chứng từ tài chính có liên quan (nếu có).
  •  Đối với Nội dung 6: Văn bản đề nghị hỗ trợ của UBND các huyện, thị xã, thành phố; Biên bản làm việc giữa Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố với tổ chức đề nghị hỗ trợ để triển khai xác lập, bảo hộ;  Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trong nước do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Hồ sơ để đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc hợp đồng và thanh lý hợp đồng tư vấn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trong nước; Các hợp đồng, chứng từ tài chính có liên quan (nếu có).
  • Đối với Nội dung 7: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đạt giải thưởng chất lượng.
  •  Đối với Nội dung 8: Văn bản chứng minh diện tích vùng trồng tập trung kèm theo bản đồ hiện trạng khu đất và Giống được đưa vào sản xuất; Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái (GACP)/Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP)/Tiêu chuẩn hữu cơ; Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm kèm theo tiêu chuẩn áp dụng; Nhãn hàng hóa sản phẩm; Tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Báo cáo kết quả quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo chuỗi giá trị; Chứng từ chứng minh chi phí xây dựng và công bố tiêu chuẩn; Chứng từ chứng minh chi phí dán tem truy xuất nguồn gốc; Chứng từ chứng minh chứng nhận hữu cơ;  Các chứng từ khác (nếu có).

4. Thời gian và địa điểm nhận hồ sơ
- Tổ chức/cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ về Sở Khoa học và Công nghệ.

Địa chỉ nộp hồ sơ: Phòng Quản lý Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị; 204 Hùng Vương, TP Đông Hà.

- Hằng quý, Sở Khoa học và Công nghệ lập Hội đồng thẩm định các hồ sơ xét hỗ trợ

Lưu ý: Chỉ hỗ trợ đối với các nội dung chưa nhận hỗ trợ từ các nguồn kinh phí khác của Nhà nước. Mỗi tổ chức, cá nhân được hỗ trợ không quá 2 (hai) nội dung trong một năm.

Toàn bộ các quy định, biểu mẫu liên quan đến Chính sách hỗ trợ được đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ (dostquangtri.gov.vn).

Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị kính đề nghị các cơ quan, đơn vị phối hợp thông báo đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân để đăng ký tham gia Chính sách trên.

Thông tin chi tiết xin liên hệ Phòng Quản lý Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị, 204 Hùng Vương, Đông Hà, Quảng Trị, điện thoại 0914402045 (gặp ông Võ Quyết Tiến) để được hướng dẫn cụ thể./.   

Thông báo khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 11
Hôm nay: 1254
Tổng lượt truy cập: 4.071.333
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!