Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Hoạt động KH&CN cơ sở

Ngày đăng: 12-04-2022

Tập huấn ứng dụng chế phẩm vi sinh trong nuôi tôm tại Gio Linh

Tại lớp tập huấn, các hộ nuôi tôm trên địa bàn đã được phổ biến những thông tin cơ bản về chế phẩm sinh học; vai trò và cơ chế tác động của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản; công dụng của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản cũng như lợi ích của chế phẩm sinh học đối với người nuôi; cách sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản; Hướng dẫn chung về sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi thủy sản cũng như một số điểm cần lưu ý trước khi sử dụng chế phẩm sinh học cho ao nuôi,...

Sau phẩn lý thuyết chung, cán bộ kỹ thuật đã giới thiệu cụ thể cách sử dụng chế phẩm vi sinh Nitro-QTMIC  Perfect-QTMIC cho nuôi tôm thẻ chân trắng. Cụ thể, chế phẩm Nitro-QTMIC là dòng chế phẩm xử lý môi trường ao nuôi cho Thủy sản. Trong Chế phẩm này có hàng ngàn tỷ các chủng vi khuẩn có lợi như: Bacillus subtilis; Bacillus megaterium; Nitrosomonas sp.; Nitrobacter sp.; Lactobacillus acidophyllus giúp phân giải nhanh chóng các chất cặn bã (thức ăn thừa, chất thải…); Cải thiện môi trường nuôi tôm (giảm BOD, COD, giảm lượng H2S…), ổn định màu nước, cân bằng pH và bổ sung dinh dưỡng cho môi trường ao nuôi. Chế phẩm Perfect –QTMIC là sản phẩm sinh học gồm tập hợp các vi sinh vật hữu ích như Lactobacillus acidophilus, Lactobacillus fermentumSaccharomyces cerevisiae, Bacillus subtilis có tác dụng: Giúp tôm tiêu hóa tốt, tăng trưởng nhanh. Ổn định khu hệ vi sinh vật đường ruột có lợi, tiêu diệt các vi sinh vật có hại, giúp phòng chống hữu hiệu bệnh đường tiêu hóa. Tôm có tỷ lệ  sống cao, sức khỏe tốt, sức đề kháng cao..

Thông qua lớp tập huấn, các học viên đã được trang bị thêm các kiến thức, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đặc biệt là việc sử dụng chế phẩm sinh học đúng cách không những giúp giảm chi phí sử dụng thuốc kháng sinh và hóa chất trong việc điều trị bệnh, góp phần cải thiện chất lượng nước trong hệ thống nuôi trồng thủy sản mà còn giúp tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (do làm giảm hệ số thức ăn), giúp vật nuôi mau lớn, rút ngắn thời gian nuôi; tăng tỷ lệ sống và tăng năng suất thủy sản nuôi; Giảm chi phí thay nước; Góp phần bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản,… Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng cũng như đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Lê Ngọc Trí

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 12
Hôm nay: 3101
Tổng lượt truy cập: 3.606.923
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!