Định hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ phục vụ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Trị
Những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh đã và đang có những bước chuyển biến tích cực trong việc tạo ra những sản phẩm nông sản có năng suất và giá trị gia tăng cao, góp phần ổn định đời sống, nâng cao thu nhập và cải thiện bộ mặt nông nghiệp - nông dân - nông thôn, tạo động lực mạnh mẽ cho mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Hội thảo “Triển khai hoạt động tổ khuyến nông cộng đồng vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững FSC, PESC, VFSC vùng Duyên hải miền Trung”.
Nhiều mô hình mới, cách làm hay được xây dựng và chuyển giao. Trong đó, có nhiều mô hình/đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, các kết quả nghiên cứu đã bổ sung bộ giống cây trồng, con nuôi mới vào cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng và giá trị các mặt hàng nông sản của tỉnh như: Giống lúa (RVT, Thiên ưu 8, ST24, ST25…), giống cây ăn quả (cây có múi, bơ, sầu riêng, ổi lê…), giống lợn, giống bò lai 3B… Bên cạnh công tác giống, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã có bước phát triển mới, với các giải pháp như: Nhà màng, nhà lưới, tưới tiết kiệm, công nghệ thủy canh, nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn, giống lâm nghiệp nuôi cấy mô tế bào (In-Vitro)… đã góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh nhà.
Để đạt được những kết quả đó, vai trò của công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng. Trong giai đoạn 2012 - 2021, ngành Nông nghiệp và PTNT đã có 37 đề tài/dự án nghiên cứu khoa học với tổng nguồn vốn thực hiện là 18,6 tỷ đồng (trong đó có 01 đề tài cấp quốc gia với vốn NSTW: 2,7 tỉ đồng, 04 dự án khuyến nông Quốc gia: 6,16 tỷ đồng; 32 đề tài KH&CN vốn ngân sách tỉnh: 9,11 tỉ đồng; 04 đề tài có vốn huy động bên ngoài là 423 triệu đồng, 01 đề tài có vốn nước ngoài 250 triệu đồng). Các đề tài đều được nghiệm thu và đánh giá kết quả xếp loại cao, 100% các đề tài nghiên cứu ứng dụng thành công đã được ứng dụng, nhân rộng vào thực tế sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao.
Xác định rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, trong giai đoạn 2017- 2020, ngành Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trở thành nhóm nhiệm vụ tập trung dưới hình thức Chương trình khoa học và công nghệ có định hướng mục tiêu, tiêu chí cụ thể.
Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông Nhiều mô hình mới, cách làm hay được xây dựng và chuyển giao. Trong đó, có nhiều mô hình/đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào thực tiễn sản xuất, các kết quả nghiên cứu đã bổ sung bộ giống cây trồng, con nuôi mới vào cơ cấu sản xuất nông nghiệp, tạo ra sự đột phá về năng suất, chất lượng và giá trị các mặt hàng nông sản của tỉnh như: Giống lúa (RVT, Thiên ưu 8, ST24, ST25…), giống cây ăn quả (cây có múi, bơ, sầu riêng, ổi lê…), giống lợn, giống bò lai 3B… Bên cạnh công tác giống, việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đặc biệt là ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đã có bước phát triển mới, với các giải pháp như: Nhà màng, nhà lưới, tưới tiết kiệm, công nghệ thủy canh, nuôi tôm 2 - 3 giai đoạn, giống lâm nghiệp nuôi cấy mô tế bào (In-Vitro)… đã góp phần tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế của ngành nông nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh nhà. Để đạt được những kết quả đó, vai trò của công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp là hết sức quan trọng. Trong giai đoạn 2012 - 2021, ngành Nông nghiệp và PTNT đã có 37 đề tài/dự án nghiên cứu khoa học với tổng nguồn vốn thực hiện là 18,6 tỷ đồng (trong đó có 01 đề tài cấp quốc gia với vốn NSTW: 2,7 tỉ đồng, 04 dự án khuyến nông Quốc gia: 6,16 tỷ đồng; 32 đề tài KH&CN vốn ngân sách tỉnh: 9,11 tỉ đồng; 04 đề tài có vốn huy động bên ngoài là 423 triệu đồng, 01 đề tài có vốn nước ngoài 250 triệu đồng). Các đề tài đều được nghiệm thu và đánh giá kết quả xếp loại cao, 100% các đề tài nghiên cứu ứng dụng thành công đã được ứng dụng, nhân rộng vào thực tế sản xuất và đời sống mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao. Xác định rõ tầm quan trọng của việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, trong giai đoạn 2017- 2020, ngành Nông nghiệp và PTNT đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và chủ động phối hợp với các Sở, ngành, địa phương tổ chức nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao và nhân rộng kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trở thành nhóm nhiệm vụ tập trung dưới hình thức Chương trình khoa học và công nghệ có định hướng mục tiêu, tiêu chí cụ thể. Với mục tiêu tái cơ cấu ngành nông gắn kết chặt chẽ nông nghiệp với công nghiệp, dịch vụ, sản xuất với bảo quản, chế biến và tiêu thụ nông sản. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, hữu cơ, tuần hoàn, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), giảm phát thải khí nhà kính… Tiếp tục đầu tư, cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới kết cấu hạ tầng sản xuất nông nghiệp, ưu tiên các công trình, dự án phục vụ cơ cấu lại nông nghiệp, ứng phó với biến đổi khí hậu... Ngành Nông nghiệp và PTNT chú trọng một số định hướng cụ thể sau:
Mục tiêu ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất nông nghiệp giai đoạn từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
Đẩy mạnh xây dựng các mô hình, dự án, đề tài KH&CN. Trong đó, ưu tiên các Chương trình, dự án… về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, lựa chọn, khảo nghiệm giống mới có năng suất và chất lượng cao.
Ưu tiên phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0, nông nghiệp thông minh. Tập trung vào một số vùng, một số cây trồng, vật nuôi chủ lực có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; Quan tâm đầu tư vào một số khâu, lĩnh vực quan trọng nhằm tạo đột phá mạnh mẽ trong phát triển sản phẩm nông nghiệp theo hướng chất lượng, an toàn và hiệu quả cao.
Đến năm 2030, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp thông minh và nông nghiệp hữu cơ, trong đó: 02 vùng lúa, 02 vùng Hồ tiêu, 01 vùng Cà phê, 01 vùng cây ăn quả, dược liệu, 01 vùng nuôi trồng thủy sản tập trung, 01 vùng sản xuất nguyên liệu gỗ có chứng chỉ FSC.
Duy trì tỷ lệ che phủ của rừng 49,5%; Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất ngành lâm nghiệp bình quân đạt 8-10%/ năm; Ưu tiên ứng dụng công nghệ cao để nâng cấp, xây dựng mới hệ thống vườn ươm cây giống lâm nghiệp, nhất là giống sản xuất bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào, giống giâm hom; Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng khoảng 1.500 ha; Hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn 1.000 ha; Hỗ trợ phát triển rừng trồng nguyên liệu chất lượng cao 5.000 ha; Làm giàu rừng rừng tự nhiên: 600 ha; Làm giàu rừng trồng; Nâng cấp rừng trồng phòng hộ, đặc dụng: 600 ha. Đảm bảo hằng năm cung cấp 900.000 m3 đến 1.000.000 m3 gỗ nguyên liệu có chất lượng cao phục vụ cho công nghiệp chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu.
Một số định hướng nghiên cứu và phát triển KH&CN trong ngành nông nghiệp và PTNT từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
Đẩy mạnh việc xây dựng và triển khai các mô hình sản xuất mới, các đề tài/ dự án nghiên cứu KH&CN. Trong đó, ưu tiên các Chương trình, đề tài/dự án về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ; khảo nghiệm và chọn lọc các giống mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao để đưa vào cơ cấu bộ giống cây, con chủ lực của tỉnh. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào vào sản xuất giống cây lâm nghiệp, giống rau, cây ăn quả, dược liệu. Tuyển chọn, công nhận và tạo các vườn đầu dòng, cây đầu dòng, ưu tiên xây dựng các vườn ươm ứng dụng công nghệ cao phục vụ sản xuất giống chất lượng cao trên địa bàn.
Nghiên cứu, ban hành các chính sách mới, phù hợp thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ trên lĩnh vực nông nghiệp, ưu tiên hỗ trợ việc ứng dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch, nhằm gia tăng chuỗi giá trị nông sản chủ lực của tỉnh.
Đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp, chú trọng ứng dụng quy trình công nghệ hữu cơ, công nghệ sinh học, nhằm tạo ra các sản phẩm nông sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao, sản xuất với quy mô lớn hướng đến mục tiêu trở thành hàng hóa xuất khẩu, giảm tình trạng xuất khẩu nguyên liệu thô....
Lựa chọn một số thành tựu cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để ứng dụng vào các mô hình, các khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất nông nghiệp thông minh trên địa bàn tỉnh.
Đề xuất các giải pháp nghiên cứu và phát triển KH&CN từ nay đến năm 2030, định hướng đến năm 2045
- Để tiếp tục khẳng định và phát huy vai trò KH&CN là khâu đột phá trong sản xuất, nâng cao giá trị gia tăng trên đơn vị diện tích đất sản xuất nông nghiệp, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất một số giải pháp trọng tâm sau:
- Tiến hành công tác quy hoạch đất đai sản xuất, tạo ra các vùng trồng nguyên liệu quy mô lớn, có xây dựng mã số vùng trồng, quy hoạch các khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, thông minh, nông nghiệp hữu cơ phù hợp với tiềm năng lợi thế cạnh tranh của từng vùng, từng địa phương trên địa bàn tỉnh, nhất là đối với các ngành mũi nhọn, có lợi thế canh tranh cao để tập trung đầu tư nguồn lực vào phát triển kinh tế nông nghiệp một cách hiệu quả, bền vững.
- Xây dựng các chính sách khuyến khích đủ mạnh, có tính đột phá để hỗ trợ sản xuất đối với các cây, con chủ lực của tỉnh; ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa trong sản xuất nông nghiệp, tăng cường ứng dụng các công nghệ sinh học, công nghệ chế biến sâu các sản phẩm nông sản, nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hóa sạch, có chất lượng và giá trị gia tăng cao phục vụ xuất khẩu.
- Đổi mới phương thức tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao, đầu tư xây dựng tiềm lực KH&CN như trang thiết bị, phòng thí nghiệm…, nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ, nhất là công nghệ cao, công nghệ sinh học, công nghệ thân thiện với môi trường;
- Đẩy nhanh việc chuyển đổi số toàn diện trong ngành nông nghiệp, xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu lớn (BiG DATA); thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động nghiên cứu khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo để thực sự trở thành động lực quan trọng trong phát triển nông nghiệp và nông thôn của tỉnh nhà trong thời gian tới.
- Đẩy mạnh công tác truyền thông về các thành tựu khoa học công nghệ của Việt Nam, thế giới vào sản xuất; nâng cao chỉ số khoa học công nghệ trong sản phẩm nông nghiệp thông qua các ứng dụng KHCN vào thực tiễn sản xuất; Kịp thời phát hiện các điển hình tiên tiến trong việc ứng dụng KHCN vào sản xuất để đề xuất hỗ trợ kịp thời; Phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực KHCN.
- Ưu tiên nguồn lực KHCN để tập trung giải quyết một số điểm nghẽn trong sản xuất, tập trung phát triển một số cây trồng, con nuôi chủ lực (cây lúa, cây hồ tiêu, cà phê, cây ăn quả, cây dược liệu, con tôm, còn bò…) cụ thể như: Tập trung ứng dụng các thành tựu như Internet kết nối vạn vật (IoT), thiết bị bay không người lái (Drone) để chăm sóc; ứng dụng hệ thống nhà kính, nhà lưới trong sản xuất cây ăn quả, nuôi tôm; Ứng dụng phần mềm quản lý cây trồng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu của lĩnh vực, trí tuệ nhân tạo (AI)…; Ứng dụng các tiến bộ Khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ sinh học trong nhân giống cây trồng, con nuôi vào sản xuất nông nghiệp để nâng cao năng suất, chất lượng, giảm dịch bệnh,…nâng cao giá trị của sản xuất nông nghiệp;
- Nghiên cứu thử nghiệm, tuyển chọn đưa vào các giống cây trồng, vật nuôi mới có năng suất cao, chất lượng tốt, có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ sinh học tạo ra các giống cây trồng, vật nuôi, thủy sản có năng suất, chất lượng cao thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng vật nuôi, phục vụ phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh.
- Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng theo hướng phát triển sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn gắn với bảo quản, chế biến nông sản sau thu hoạch, thúc đẩy sản xuất nông sản theo chuỗi bền vững, ứng dụng công nghệ thông tin trong kinh tế nông nghiệp hướng đến kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi số, truy xuất nguồn gốc, mã số vùng trồng - vùng nuôi đối với sản phẩm chủ lực của địa phương từ đó phát huy lợi thế cạnh tranh của sản phẩm, nâng cao giá trị của các nông sản hàng hóa trên địa bàn.
- Triển khai, thực hiện có hiệu quả các chính sách của tỉnh để phát triển khoa học công nghệ như: Nghị quyết 163/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về Quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KHCN trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026; Nghị quyết 02/2019/ NQ-HĐND về chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp công nghệ cao.
- Phối hợp với các đơn vị trong ngành và các địa phương để xây dựng các Chương trình/Dự án/Đề án KHCN cấp Bộ, cấp nhà nước, nguồn vốn của các Chương trình mục tiêu quốc gia để giải quyết những vấn đề lớn, liên vùng trong thực tiễn sản xuất.
- Nghiên cứu sâu, bệnh hại cây trồng vật nuôi; ứng dụng công nghệ sinh học trong giám định, chẩn đoán bệnh hại cây trồng, vật nuôi; công nghệ vi sinh, enzym và protein trong sản xuất, sử dụng chế phẩm sinh học trong dinh dưỡng, bảo vệ cây trồng, vật nuôi, trong bảo quản nông sản.
- Nghiên cứu triển khai các nhiệm vụ khoa học và công nghệ vào sản xuất kinh doanh các các sản phẩm OCOP, nhất là ứng dụng các công nghệ sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường tạo ra sản phẩm hàng hóa chất lượng cao.
- Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong sản xuất và chế biến nông sản như: Canh tác thủy canh, khí canh, trồng cây trên giá thể, màng dinh dưỡng; ứng dụng công nghệ tưới phun, tưới nhỏ giọt, nhà lưới, nhà màng có điều khiển tự động hoặc bán tự động; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và dự báo dịch bệnh cây trồng, vật nuôi, thủy sản; công nghệ bao gói thay đổi áp suất; công nghệ xử lý hơi nóng, công nghệ sấy lạnh, sấy nhanh trong bảo quản nông sản, thu hoạch rải vụ; công nghệ thâm canh, quản lý cây trồng, vật nuôi, thủy sản an toàn theo VietGAP, sản xuất nông nghiệp hữu cơ để tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao cạnh tranh trong nước và xuất khẩu; ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất phát triển các sản phẩm mang thương hiệu bản địa.
- Và đề nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ vào thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thực hiện thắng lợi mục tiêu tái cơ cấu kinh tế bền vững… Ngành nông nghiệp mong tiếp tục nhận được sự đồng hành, hỗ trợ trong công tác chỉ đạo, điều hành của tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự phối hợp của các Sở, ngành, địa phương, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn đối với hoạt động nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các thành tựu khoa học công nghệ và đời sống nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng.
Nguyễn Hữu Vinh - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Quảng Trị