Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 17-06-2024

Nghiên cứu xác định lại hiệu quả của thuốc chống trầm cảm trong điều trị rối loạn trầm cảm nặng

Các nhà nghiên cứu tại Cơ sở Y tế Anschutz - Trường Đại học Colorado đã xác lập một khuôn khổ mới nhằm giúp các nhà nghiên cứu hiểu rõ được cách thức hoạt động của thuốc chống trầm cảm cổ điển trong điều trị rối loạn trầm cảm nặng (MDD) cũng như tái khẳng định lại tầm quan trọng của thuốc và nhìn nhận lại vai trò của thuốc trong điều trị lâm sàng.  

Bản chất gốc rễ của rối loạn trầm cảm MDD đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ. Thuốc chống trầm cảm cổ điển như thuốc ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc SSRI (thuốc Prozac) làm tăng mức độ serotonin, chất dẫn truyền thần kinh trong não. Quan sát này mang đến ý niệm rằng thuốc chống trầm cảm có tác dụng bởi vì nó phục hồi sự mất cân bằng hóa học, tình trạng thiếu serotonin. Tuy nhiên, những nghiên cứu sau đó lại cho thấy rằng không có tín hiệu giảm serotonin đáng kể. Trong khi đó, các chuyên gia cũng lãng quên đi giả thuyết này do thiếu các bằng chứng cụ thể, dẫn đến làm thay đổi nhận thức trong dư luận về hiệu quả của các loại thuốc này.

Trái lại, thuốc chống trầm cảm, chẳng hạn như SSRI và thuốc ức chế tái hấp thu serotonin và norepinephrine (SNRI) vẫn có hiệu quả trong việc giảm bớt các giai đoạn trầm cảm ở nhiều bệnh nhân.

Trong một bài báo nghiên cứu đăng trên tạp chí Molecular Psychiatry, các nhà nghiên cứu đã phác thảo một khuôn khổ mới để hiểu thuốc chống trầm cảm có hiệu quả như thế nào trong điều trị MDD. Khung này giúp làm rõ các thuốc chống trầm cảm như SSRI vẫn hữu ích, ngay cả khi MDD không phải do thiếu serotonin.

Scott Thompson, giáo sư, tiến sỹ tâm thần học tại Trường Đại học Y Colorado, cho biết: “Bằng chứng rõ ràng nhất về những thay đổi trong não ở những người mắc chứng MDD là một số vùng não không giao tiếp với nhau một cách bình thường. Khi các phần não chịu trách nhiệm về tưởng thưởng, hạnh phúc, tâm trạng, lòng tự trọng, giải quyết vấn đề không giao tiếp với nhau đúng cách thì chúng không thể thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ của chúng”.

"Có bằng chứng rõ ràng cho thấy các thuốc chống trầm cảm làm tăng serotonin, giống như SSRI, đều có tác dụng khôi phục khả năng của các kết nối giữa các vùng não này. Các phương pháp trị liệu mới như esketamine và thuốc ảo giác cũng vậy. Các khả biến thần kinh (neuroplasticity) này sẽ giúp cho mạch não không rơi vào tình trạng bị mắc kẹt bệnh lý, sau đó chúng sẽ phục hồi lại chức năng não khỏe mạnh", Thompson nói.

Thompson và các đồng nghiệp ví lý thuyết này giống như một chiếc ô tô bị chạy lệch khỏi đường và bị mắc kẹt trong một con mương, cần đến sự trợ giúp của xe kéo để kéo chiếc ô tô ra khỏi trạng thái kẹt cứng, cho phép nó lại có thể di chuyển tự do trên đường.

Nhóm nghiên cứu hy vọng các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sẽ thông qua nghiên cứu này củng cố lại niềm tin cho những bệnh nhân đang lo lắng về những phương pháp điều trị này, giúp họ hiểu rõ hơn về tình trạng của mình và cách điều trị.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 118
Hôm nay: 2448
Tổng lượt truy cập: 3.268.700
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.