Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 17-07-2024

Công nghệ lưu trữ cacbon nhanh chưa từng có

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Texas ở Austin, Hoa Kỳ đã đưa ra một phương pháp mới lưu trữ CO2 vượt trội hơn các kỹ thuật hiện có, mà không cần sử dụng các hóa chất có hại. Bước tiến này thúc đẩy mạnh mẽ nỗ lực chống biến đổi khí hậu thông qua loại bỏ khí nhà kính khỏi khí quyển.

 

Các phương pháp lưu trữ cacbon hiện nay thường liên quan đến việc bơm CO2 vào các bể chứa dưới lòng đất. Mặc dù phương pháp này có thể làm tăng sản lượng dầu, nhưng lại đi kèm với những rủi ro như rò rỉ, ô nhiễm nước ngầm và hoạt động địa chấn tiềm ẩn.

GS. Vaibhav Bahadur, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: “Chúng ta đang phải đối mặt với một thách thức lớn, đó là tìm cách loại bỏ hàng tỷ tấn cacbon khỏi bầu khí quyển theo cách an toàn và hydrat cung cấp một giải pháp phổ biến để lưu trữ cacbon. Chúng tôi đã chứng minh khả năng nhanh chóng phát triển hydrat mà không cần dùng bất kỳ hóa chất nào có thể bù đắp được lợi ích môi trường của việc thu hồi cacbon”.

Kỹ thuật mới tăng tốc độ hình thành hydrat gấp sáu lần so với các phương pháp trước đó. Tốc độ này, kết hợp với việc không có chất xúc tác hóa học, khiến cho hoạt động lưu trữ cacbon quy mô lớn trở nên khả thi hơn. Điểm mấu chốt của đột phá này nằm ở việc sử dụng magie làm chất xúc tác, loại bỏ nhu cầu sử dụng chất xúc tác hóa học. Hiện tượng sủi bọt COvới tốc độ dòng chảy cao trong một cấu hình lò phản ứng cụ thể giúp tăng cường hơn nữa quá trình này. Điều quan trọng là công nghệ mới hoạt động hiệu quả với nước biển, đơn giản hóa việc thực hiện bằng cách tránh các quy trình khử muối phức tạp.

Theo GS. Vaibhav Bahadur, hydrat là lựa chọn lưu trữ cacbon hấp dẫn vì đáy biển có điều kiện nhiệt động ổn định, giúp bảo vệ chúng khỏi bị phân hủy. Về cơ bản, nhóm nghiên cứu đang cung cấp khả năng lưu trữ cacbon cho mọi quốc gia trên hành tinh có đường bờ biển. Như vậy, việc lưu trữ sẽ dễ tiếp cận và khả thi hơn trên quy mô toàn cầu, đồng thời đưa chúng ta đến gần tương lai bền vững.

Ngoài khả năng cô lập cacbon, kỹ thuật tạo hydrat cực nhanh này còn có thể ứng dụng trong khử muối, tách khí và lưu trữ khí, cung cấp các giải pháp linh hoạt cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau.

Nhóm nghiên cứu đã nộp đơn xin cấp hai bằng sáng chế liên quan đến công nghệ này, cũng như đang xem xét thành lập một công ty khởi nghiệp để thương mại hóa phát minh của họ.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 3
Hôm nay: 1651
Tổng lượt truy cập: 4.057.872
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!