Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 25-03-2024

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa

Ghi nhãn điện tử (ghi nhãn điện tử) là một cách thay thế cách ghi nhãn bằng phương pháp vật lý truyền thống (dán, in, đính, đúc, chạm, khắc…) cho các nhà sản xuất truyền đạt thông tin, các nội dung bắt buộc theo quy định. Ghi nhãn điện tử cho phép các nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa được tạo ra bằng điện tử và hiển thị trên màn hình.

Hiện nay, thông thường người tiêu dùng thường sử dụng các thiết bị hoặc phần mềm điện tử để truy cập trang web của nhà sản xuất và tải xuống bản sao mới nhất của hướng dẫn vận hành hoặc phần mềm hoặc phần mềm cập nhật nhất cho sản phẩm. Ngoài việc thân thiện với môi trường, phân phối điện tử các hướng dẫn sử dụng hoặc hướng dẫn sử dụng (IFU) còn mang lại những lợi thế hơn so với các các ghi nhãn tryền thống cho cả nhà sản xuất và người dùng. Ghi nhãn điện tử thay thế ghi nhãn truyền thống bằng phương pháp vật lý để hiển thị nội dung bắt buộc, đặc biệt hữu ích đối với các loại sản phẩm công nghệ kể cả những loại có kích thước nhỏ, giảm chi phí sản xuất, cho phép đổi mới thiết kế sản phẩm và mang lại lợi ích cho môi trường bằng cách giảm chất thải được tạo ra trong quá trình sản xuất và cập nhật nhãn vật lý cho nhà sản xuất. Đối với người tiêu dùng, nhãn điện tử cho phép dễ dàng truy cập thông tin và cũng cho phép nhiều hơn thông tin sẽ được hiển thị hơn trên một nhãn vật lý. Đối với các nền kinh tế, nhãn điện tử cho phép sản phẩm tiếp cận thị trường sớm hơn, đảm bảo rằng các cơ quan quản lý và/hoặc cơ quan có thẩm quyền có thể truy cập thông tin tuân thủ cập nhật và có thể giúp chặn các sản phẩm giả mạo từ thị trường. Việc tạo ra một cơ chế linh hoạt cho phép Việt Nam thích ứng nhanh chóng với những đổi mới trong việc triển khai nhãn hàng hóa và với công nghệ mới, sẽ là chìa khóa cho sự phát triển trong lương lai của thời đại công nghệ đang phát triển vượt bậc.

Nhằm bảo đảm phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tránh mâu thuẫn, chồng chéo trong quản lý và thực thi các quy định về nhãn hàng hóa. Sửa đổi, bổ sung các điều khoản cụ thể để khắc phục những bất cập về ghi nhãn nhằm chống gian lận xuất xứ và chuyển tải bất hợp pháp, chống hàng giả, bảo vệ người tiêu dùng, các doanh nghiệp kinh doanh chân chính và lợi ích của quốc gia. Sửa đổi, bổ sung với quan điểm vừa đảm bảo quản lý nhà nước, vừa tránh gây rào cản thương mại, khó khăn cho doanh nghiệp cũng như hiện đại hóa ghi nhãn hàng hóa trong thời đại công nghệ 4.0, tổng hợp, phân tích các văn bản pháp luật trong nước và quốc tế liên quan đến nhãn điện tử... CN. Cao Thị Bích Hà cùng các cộng sự tại Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa”.

Sau một thời gian triển khai thực hiện, Đề tài đã hoàn thành nhiệm vụ, mục tiêu nghiên cứu đề ra:

Hoàn thiện được cơ chế quản lý lĩnh vực ghi nhãn hàng hóa, tạo căn cứ pháp lý giúp cơ quan nhà nước quản lý chặt chẽ, nhằm thống nhất việc áp dụng các quy định về ghi nhãn hàng hóa, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về nhãn hàng hóa.

Kết quả nghiên cứu dựa trên các tài liệu đáng tin cậy. Các kết quả thu được từ các nghiên cứu là cơ sở cho việc xác định các nội dung quy định trong Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 43/2017/NĐ_CP và Dự thảo Thông tư Quy định về việc thể hiện một số nội dung ghi nhãn bắt buộc theo phương thức điện tử.

Số lượng và chủng loại sản phẩm nghiên cứu bao gồm các Báo cáo chuyên đề, Dự thảo tờ trình Chính phủ, Dự thảo Nghị định, Báo cáo tổng hợp,… đảm bảo đủ số lượng và đáp ứng yêu cầu chất lượng so với Thuyết minh đề cương được phê duyệt.

Việc thực hiện chi tiêu, báo cáo tài chính theo đúng quy định, được phê duyệt trong đề cương. Một số hạng hạng mục phát sinh cũng đã được báo cáo và thực hiện sau khi được phê duyệt bổ sung.

Việc nghiên cứu xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và ban hành Thông tư quy định thể hiện một số nội dung ghi nhãn bắt buộc theo phương thức điện tử là rất cần thiết.

Như vậy, đề tài đã thực hiện đúng và đầy đủ theo quyết định phê duyệt nhiệm vụ.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 19561/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 7
Hôm nay: 716
Tổng lượt truy cập: 3.950.735
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!