Xây dựng, duy trì các mối quan hệ - nguyên tắc cơ bản trong quản lý chất lượng
Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng của quản lý chất lượng đó là quản lý các mối quan hệ. Bởi tổ chức, doanh nghiệp muốn hoạt động tốt ngoài việc chú trọng đến quá trình sản xuất còn cần phải xây dựng và duy trì được các mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp cũng như bên ngoài.
Doanh nghiệp muốn hoạt động tốt ngoài việc chú trọng đến quá trình sản xuất còn cần xây dựng và duy trì được các mối quan hệ. Ảnh minh họa.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, vai trò của chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ ngày càng quan trọng. Đồng thời, chất lượng cũng là một trong những yếu tố quyết định đến việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp.
Để đạt chất lượng mong muốn cần có sự quản lý đúng đắn. Hoạt động quản lý trong lĩnh vực chất lượng được gọi là quản lý chất lượng. Hay quản lý chất lượng là hoạt động có chức năng quản lý chung nhằm mục đích đề ra chính sách, mục tiêu, trách nhiệm và thực hiện chúng bằng các biện pháp như hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng trong khuôn khổ một hệ thống chất lượng.
Một trong những nguyên tắc cơ bản quan trọng của quản lý chất lượng đó là quản lý các mối quan hệ. Bởi tổ chức, doanh nghiệp muốn hoạt động tốt ngoài việc chú trọng đến quá trình sản xuất còn cần phải xây dựng và duy trì được các mối quan hệ nội bộ doanh nghiệp cũng như các mối quan hệ bên ngoài.
Cụ thể, doanh nghiệp cần tạo dựng mối quan hệ hợp tác cả nội bộ và với bên ngoài để đạt mục tiêu chung. Các mối quan hệ nội bộ có thể bao gồm quan hệ thúc đẩy sự hợp tác giữa lãnh đạo và người lao động, tạo lập mối quan hệ mạng lưới giữa các bộ phận trong doanh nghiệp để tăng cường sự linh hoạt, khả năng đáp ứng nhanh.
Các mối quan hệ bên ngoài là những mối quan hệ với bạn hàng, người cung cấp, đối thủ cạnh tranh, tổ chức đào tạo... Những mối quan hệ bên ngoài ngày càng quan trọng, nó là những mối quan hệ chiến lược. Chúng có thể giúp một doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường mới hoặc thiết kế những sản phẩm và dịch vụ mới.
Áp dụng nguyên tắc này mang lại nhiều lợi ích như: Đối với lập kế hoạch - tạo lợi thế cạnh tranh thông qua hợp tác chiến lược với đối tác; Đối với thiết lập mục tiêu - đưa ra những mục tiêu cải tiến có tính phấn đấu cho các bên ngay từ đầu; Đối với quản lý điều hành - tạo ra và quản lý các mối quan hệ để đảm bảo sản phẩm được cung cấp đúng thời hạn, có chất lượng; Đối với quản lý nguồn nhân lực - xây dựng mạng lưới cộng tác có hiệu quả thông qua đào tạo, trợ giúp.
https://vietq.vn/