Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tiêu chuẩn, Đo lường, Chất lượng

Ngày đăng: 16-07-2024

Chứng nhận Halal - ‘giấy thông hành’ xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo

Để một sản phẩm đạt chứng nhận Halal có nghĩa là sản phẩm đó không chứa bất kỳ thành phần không được phép nào và nó đã được xử lý trong một cơ sở có lợi cho việc duy trì tính toàn vẹn của tình trạng Halal. Việc có được chứng nhận Halal mang lại uy tín cho cơ sở, từ đó mang lại niềm tin cho người tiêu dùng có ý thức về Halal.

Chứng nhận Halal được xem là "giấy thông hành" xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo. Ảnh minh họa.

Hiện nay, với hơn 1,9 tỷ người tiêu dùng Hồi giáo, tương đương 1/4 dân số thế giới, thị trường sản phẩm Halal ngày càng phát triển nhanh chóng. Halal có nguồn gốc từ tiếng Ả Rập, có nghĩa là “hợp pháp” và các sản phẩm Halal chính là sản phẩm phù hợp quy định của pháp luật Hồi giáo. Đối lập với Halal là Haram, nghĩa là trái pháp luật hoặc bị cấm.

Halal và Haram là những thuật ngữ áp dụng cho tất cả khía cạnh của cuộc sống người Hồi giáo. Đối với người Hồi giáo, sản phẩm Halal không chỉ là lựa chọn ưu tiên mà còn là nghĩa vụ tôn giáo. Người Hồi giáo chỉ tiêu thụ sản phẩm Halal. Sản phẩm Halal không chỉ là thực phẩm như chúng ta thường hay nghĩ tới, mà thực tế rất rộng bao gồm cả ngành dược mỹ phẩm, thời trang, dịch vụ du lịch, tài chính ngân hàng, logistics,…

Để một sản phẩm đạt được chứng nhận Halal có nghĩa là sản phẩm đó không chứa bất kỳ thành phần không được phép nào và nó đã được xử lý trong cơ sở có lợi cho việc duy trì tính toàn vẹn của tình trạng Halal. Các thành phần như rượu, thịt lợn và chế phẩm từ động vật khác là những dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm. Việc có được chứng nhận Halal mang lại uy tín cho cơ sở, từ đó mang lại niềm tin cho người tiêu dùng có ý thức về Halal.

Các tổ chức chứng nhận Halal sẽ đánh giá doanh nghiệp để xác định xem sản phẩm của họ có đáp ứng tiêu chuẩn Halal hay không. Nguyên liệu, nhà cung cấp và cơ sở sản xuất là những điểm cần quan tâm chính. Cơ sở sản xuất phải có khả năng duy trì tính toàn vẹn trạng thái Halal của sản phẩm từ điểm nhập vào đến điểm xuất phát. Sau khi tất cả mối nguy hiểm được giảm thiểu trong cơ sở, cơ quan chứng nhận sẽ cung cấp con dấu chứng nhận halal. Nếu không có sự đánh giá chi tiết và kỹ lưỡng này, sản phẩm không thể được chứng nhận.

Ông Trần Tuấn Anh – Phó Giám đốc Trung tâm Chứng nhận phù hợp (QUACERT) cho biết, chứng nhận Halal được xem là “giấy thông hành” khi doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Hồi giáo. Chứng nhận này sẽ làm rõ tình trạng Halal của nguyên liệu, giúp tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa. Đồng thời, logo Halal trên sản phẩm sẽ giúp người Hồi giáo chọn và mua sử dụng sản phẩm.

Cho đến nay, tiêu chuẩn Halal có TCVN 13888:2023 - Yêu cầu đối với tổ chức chứng nhận halal; 04 TCVN về sản phẩm: Thực phẩm (yêu cầu chung), Thực hành nông nghiệp, Giết mổ, Thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, chưa có TCVN riêng cho thử nghiệm và phòng thử nghiệm.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 9
Hôm nay: 5905
Tổng lượt truy cập: 3.357.607
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.