Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin trong nước

Ngày đăng: 18-03-2022

ĐBSCL phát triển thịnh vượng trong biến đổi khí hậu: Những giải pháp từ khoa học

Một trong những câu trả lời là khoa học. Trong Hội nghị về thúc đẩy phát triển nông nghiệp ĐBSCL chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ NN&PTNT và UBND 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL phối hợp tổ chức vào ngày 6/3/2022 tại Kiên Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh đến những giải pháp mà ĐBSCL có thể áp dụng để hóa giải những thách thức từ tự nhiên và xã hội này: đẩy mạnh đào tạo nghề, quy hoạch lại và đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng để có nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh đầu tư KH&CN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp; thúc đẩy liên kết vùng, quy hoạch sản phẩm trên cơ sở phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các địa phương…

 

Có lẽ, khi nói về một tương lai phát triển bền vững, nơi một vùng đất đang phải đối diện với rất nhiều trở ngại có thể trở thành “biển bạc, đồng xanh”, không thể bỏ qua những giải pháp này.

 

Nơi có quá nhiều bài toán khó

 

Không chờ đến hội nghị ở Kiên Giang, người ta mới thấy được những thế mạnh và tiềm năng mà ít nơi nào ở Việt Nam có được như tại ĐBSCL. Với diện tích gần gấp đôi đồng bằng sông Hồng và một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt sẵn sàng cung cấp phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, ĐBSCL dường như được trời phú để trở thành vựa lúa, vựa tôm cá.

 

Đó là những gì thiên nhiên ban tặng ĐBSCL. Nhờ vậy, cả khu vực đã có nhiều đóng góp với nền kinh tế khi chiếm 31,37% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp tới 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% về trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tại hội nghị.

 

Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề đã bộc lộ, khi những mỏ vàng lộ thiên đã được tận dụng, khai thác một cách triệt để và thiếu bền vững trong hàng thập kỷ. Khắp các tỉnh thuộc ĐBSCL, nơi nào cũng thấy trồng lúa vụ ba, phá rừng ngập mặn thành những vuông tôm sú, tôm thẻ chân trắng... song mỗi mùa thu hoạch lại càng thêm bấp bênh, dù mùa bội thu, vì người nông dân không thể tự quyết được thị trường.

 

Sự rủi ro ấy lại được gia cường thêm bởi tác động của biến đổi khí hậu, dẫn đến sự biến đổi của môi trường tự nhiên như thời tiết cực đoan, nước biển dâng, xâm nhập mặn, trượt lở và sụt lún… Nếu nhìn từ ngoại lực, những người nông dân ĐBSCL phải đối diện với những vấn đề từ ngoài biển vào (xâm nhập mặn, nước biển dâng, xói lở bờ biển…), những vấn đề từ đất liền ra (nguồn nước hạn chế do các đập thủy điện, lòng sông bị hạ thấp vì khai thác cát, môi trường ô nhiễm, đất đai bị nghèo hóa…). Còn nếu nhìn từ nội lực xã hội, có thể thấy họ còn phải tự chống chịu với một loạt khó khăn khó có thể giải quyết: nguồn nhân lực bị thiếu hụt (do đổ dồn vào làm việc ở các khu công nghiệp), những người bám trụ với nghề nông lại ít được đào tạo, chưa kịp thích ứng với điều kiện sản xuất mới, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém... Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, cho biết, hai khâu yếu nhất của ĐBSCL vẫn là nhân lực và hạ tầng.

 

Trong bối cảnh này, câu chuyện của nền kinh tế nông nghiệp không chỉ gói gọn trong vài yêu cầu đầu vào “nước phân cần giống” của quy mô sản xuất nhỏ lẻ nữa, nó đòi hỏi phải được mở rộng ra theo quy mô thị trường, do đó, cần bổ sung thêm những yêu cầu của sản phẩm đầu ra. Bài toán đặt ra cũng khác trước.

 

Khi đề cập đến những bất cập trong phát triển ngành lúa gạo ĐBSCL, ông Huỳnh Văn Thòn, Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, quy vào các bài toán khó mà một doanh nghiệp không thể tự giải quyết: được mùa mất giá, mất mùa được giá; chi phí sản xuất tăng cao nhưng hiệu quả sản xuất của hộ nông dân thấp; chất lượng lúa gạo thấp; hệ thống kho vận (logistics) không đồng bộ; vấn đề bảo quản sau thu hoạch, giảm hao hụt và chế biến sâu trong sản xuất; bảo vệ môi trường trong chuỗi sản xuất, giảm thiểu thuốc trừ sâu, phân bón; lao động nông nghiệp và năng suất lao động trong nông nghiệp; liên kết sản xuất chưa hiệu quả, chưa gắn được sản xuất với tiêu thụ ổn định; giảm lượng phát thải carbon trong trồng lúa…

 

Những bài toán của ngành lúa gạo của ông Huỳnh Văn Thòn cũng ẩn chứa gần như toàn bộ các vấn đề hiện có của ĐBSCL nói riêng cũng như của cả ngành nông nghiệp nói chung. Nơi nào cũng ngổn ngang rất nhiều câu hỏi từ thực tế khiến người ta phải bối rối không biết bắt đầu giải quyết từ đâu và làm thế nào để có thể xử lý một cách trọn vẹn.

 

Ở đâu lời giải?

 

Nhiều năm nay, ĐBSCL đã loay hoay đi tìm câu trả lời. Ở tình thế này, hơn ai hết, người nông dân ĐBSCL mày mò sáng tạo, tiên phong áp dụng những giải pháp “tự ên tui” trải rộng ở rất nhiều công đoạn khác nhau của quá trình canh tác, nuôi trồng và chế biến: giống lúa chịu mặn của ông Hoa Sĩ Hiền (An Giang), mô hình “tôm sạch” của ông Võ Hồng Ngoãn (Bạc Liêu), mô hình cây thanh long trên đất mặn của ông Mai Lam Phương (Cà Mau), mô hình lúa – cá – sen của nông dân Mỹ Tú (Sóc Trăng), máy gặt đập liên hoàn của ông Phạm Hoàng Thắng (Cần Thơ), thiết bị sấy lúa, thiết bị làm gạo sữa của ông Năm Nhã (An Giang)… Các giải pháp ấy đã được chính những người nông dân lan tỏa rộng rãi qua nhiều kênh khác nhau, thậm chí có giải pháp được nhiều người áp dụng đến mức người ta không biết đó là “phát minh” của ai như mô hình lúa tôm. Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, việc áp dụng lúa tôm đã được bắt đầu từ trước năm 1985.

 

Description: ĐBSCL đóng góp tới 50% sản lượng lúa của cả nước. Nguồn: vir.com.vn

ĐBSCL đóng góp tới 50% sản lượng lúa của cả nước. Nguồn: vir.com.vn

 

Việc áp dụng những ý tưởng mới đã được chứng thực thành công ấy đã góp phần giúp người nông dân thoát khỏi những thách thức ban đầu. Trong một cuộc trao đổi với báo Nông nghiệp Việt Nam vào tháng 5/2021, giáo sư Võ Tòng Xuân đã nhắc đến ưu điểm của mô hình đã tồn tại hơn 30 năm như mô hình tôm lúa “Rất nhiều tổ chức quốc tế họ tham gia nghiên cứu mô hình này và họ nói rằng không có mô hình, kỹ thuật canh tác nào mà bền vững như vậy đối với vùng nước mặn. Với vùng mặn thì phải dùng nước mặn chứ không thể bỏ nước mặn”. Cách làm này của người nông dân miền Tây đã giúp họ đi trước, sẵn sàng ứng biến với tác động của biến đổi khí hậu.

 

Tuy nhanh nhạy sáng tạo để giải quyết khó khăn nhưng trên thực tế, những giải pháp ấy vẫn chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ trong bức tranh chung của nông nghiệp ĐBSCL, thậm chí ngay cả phần nhỏ đó cũng chưa thực sự trọn vẹn. Có rất nhiều hệ lụy từ đó, ví dụ mô hình lúa tôm áp dụng một cách tràn lan mà không tính đến những trở ngại có thể đến, như hệ thống thủy lợi nội đồng chỉ phù hợp với chuyên canh lúa, hoặc nuôi tôm có lợi hơn trồng lúa nên người nông dân kéo dài mùa tôm, gây nhiễm mặn cho đất... Thành ra “bây giờ làm lúa - tôm, mạnh ai nấy làm, nông dân tự đào vuông tôm mà nuôi. Người này xả nước ra, người kia lại bơm vào gây ô nhiễm”, giáo sư Võ Tòng Xuân đã cảnh báo hiện tượng này từ năm 2013 trên VOV. Việc dẫn đến hậu quả này là “người nông dân mình vẫn làm quá tự do, cứ làm theo nhau, thấy cây nào có lợi thì đua làm, đến lúc thừa thì chặt bỏ”.

 

Vậy ĐBSCL cần làm gì để thoát khỏi những khó khăn đó? Đó chính là khoa học, cách thức để những vấn đề từ giống cây trồng, vật nuôi, sâu bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, môi trường, bảo quản và chế biến sau thu hoạch, logistics… được xử lý thông đồng bén giọt. Ví dụ, với người nuôi trồng hải sản, không gì hạnh phúc bằng việc được một nguồn cung con giống khỏe mạnh, có sức chống chịu ngoại cảnh, có điều kiện tiếp cận nguồn thức ăn chăn nuôi phù hợp, sẵn sàng, giá rẻ, có những nhà tư vấn sẵn sàng hỗ trợ khi vật nuôi bị nhiễm bệnh và những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua khi mùa vụ tới… Hỗ trợ cho mong ước đó là rất nhiều tri thức khoa học liên ngành được tích lũy thành công nghệ. “Tham gia thực hiện một số nghiên cứu về mô hình nuôi tôm, tôi thấy nghề nuôi tôm của mình cần có những loại thức ăn chăn nuôi phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng, không chỉ có đủ dinh dưỡng cần thiết mà còn được thiết kế tối ưu sao cho nó không tan quá nhanh trong nước vì tan nhanh quá thì tôm không kịp ăn, dẫn đến hoài phí và gây ô nhiễm môi trường, qua đó tôm dễ bị bệnh”, PGS. TS Quách Thị Khánh Ngọc (Đại học Nha Trang) nói.

 

Những kiến thức khoa học như vậy đang ở tản mát rất nhiều nơi. Nếu vào hệ thống xuất bản khoa học quốc tế, người ta có thể thấy có rất nhiều công bố khoa học về rất nhiều chuyên ngành hẹp của nông nghiệp như thủy lợi, xâm nhập mặn, giống cây trồng vật nuôi có khả năng chịu hạn mặn, sâu bệnh, xử lý nước thải chăn nuôi… đến những mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn… Không thiếu những người làm khoa học quan tâm đến những vấn đề người nông dân gặp phải. Ngay cả câu chuyện lúa tôm tưởng chừng như đã thành hình cũng được họ dành thời gian và công sức tìm hiểu với mục tiêu để mô hình đó thêm tối ưu, ví dụ như nghiên cứu của PGS.TS Châu Minh Khôi (Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ) đã tìm ra những bằng chứng xác thực về khả năng cải tạo đất, có tác dụng đến hệ sinh thái, giúp phát thải khí nhà kính của mô hình này thấp hơn so với chuyên canh tôm hoặc chuyên canh lúa.

 

Có lẽ, đã đến lúc, theo một cách nào đó, tập hợp những người làm khoa học đã và đang quan tâm đến ĐBSCL, đặt đề bài để họ tham gia giải quyết vấn đề của vùng đất này.

 

Cần sự dẫn đường của chính sách

 

Trong tâm tư những người gắn bó và trăn trở với ĐBSCL, tất cả những giải pháp từ khoa học hay từ sự sáng tạo của người dân, dù có hay cỡ nào cũng không thể phát huy được hiệu quả nếu không được chính sách hỗ trợ. Trên thực tế, những tiên phong áp dụng sáng kiến của người nông dân đôi khi không thể phát huy tác dụng khi những cơ chế cũ vẫn còn tồn tại như chia sẻ của giáo sư Võ Tòng Xuân “Mô hình tôm lúa cần có đầu tư vào thủy lợi để đảm bảo nước sạch, trong khi đó, với quy định hiện hành, có ‘dính’ tôm vào sẽ không được đầu tư, chỉ riêng lúa mới đầu tư”.

 


Đã đến lúc, theo một cách nào đó, tập hợp những người làm khoa học đã và đang quan tâm đến ĐBSCL, đặt đề bài để họ tham gia giải quyết vấn đề của vùng đất này.


 

Trước khi có được chính sách “thuận thiên” như Nghị quyết số 120/NQ - CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu hay Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng đất này vẫn ở trong “vòng kim cô” của lúa, khiến nông nghiệp bị gò bó cứng nhắc về đầu tư, như nhận xét của giáo sư Võ Tòng Xuân tại nhiều hội nghị. Ông cho rằng “Nếu muốn thay đổi nông nghiệp, nông thôn thì Nhà nước phải đi trước tạo ra chính sách, tiền đề để nông dân theo. Nhưng nếu chính sách cứng nhắc quá thì lại khó làm theo”.

 

Chính sách mà những người như ông Huỳnh Văn Thòn, giáo sư Võ Tòng Xuân hay bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan mong muốn không chỉ ở việc tạo điều kiện cho người nông dân được nuôi trồng sản xuất mà còn được tham gia vào các chuỗi liên kết, vượt qua câu chuyện của “mùa vụ, thương vụ và nhiệm kỳ”. “Làm sao sản phẩm mình làm ra cho người ta biết. Chỉ nông dân kết hợp với doanh nghiệp thì mới ra được. Đừng để cho doanh nghiệp và nông dân tự bơi, ở đây mình phải có bàn tay Nhà nước nhúng vào để quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp phải gần gũi với nhau chứ đừng bẻ kèo nhau”, giáo sư Võ Tòng Xuân từng nói.

 

Đó cũng là những gì mà Chương trình ICMP với chủ đề “Đổi mới để chuyển mình, hành động vì ĐBSCL thịnh vượng, bền vững về khí hậu” (do Việt Nam, Úc, Đức phối hợp thực hiện) k

Một trong những câu trả lời là khoa học. Trong Hội nghị về thúc đẩy phát triển nông nghiệp ĐBSCL chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu do Bộ NN&PTNT và UBND 13 tỉnh thành vùng ĐBSCL phối hợp tổ chức vào ngày 6/3/2022 tại Kiên Giang, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã nhấn mạnh đến những giải pháp mà ĐBSCL có thể áp dụng để hóa giải những thách thức từ tự nhiên và xã hội này: đẩy mạnh đào tạo nghề, quy hoạch lại và đầu tư cho các trường đại học, cao đẳng để có nguồn nhân lực chất lượng cao; đẩy mạnh đầu tư KH&CN, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp; thúc đẩy liên kết vùng, quy hoạch sản phẩm trên cơ sở phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các địa phương…

 

Có lẽ, khi nói về một tương lai phát triển bền vững, nơi một vùng đất đang phải đối diện với rất nhiều trở ngại có thể trở thành “biển bạc, đồng xanh”, không thể bỏ qua những giải pháp này.

 

Nơi có quá nhiều bài toán khó

 

Không chờ đến hội nghị ở Kiên Giang, người ta mới thấy được những thế mạnh và tiềm năng mà ít nơi nào ở Việt Nam có được như tại ĐBSCL. Với diện tích gần gấp đôi đồng bằng sông Hồng và một hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt sẵn sàng cung cấp phù sa màu mỡ và nguồn nước dồi dào, ĐBSCL dường như được trời phú để trở thành vựa lúa, vựa tôm cá.

 

Đó là những gì thiên nhiên ban tặng ĐBSCL. Nhờ vậy, cả khu vực đã có nhiều đóng góp với nền kinh tế khi chiếm 31,37% GDP ngành nông nghiệp, đóng góp tới 50% sản lượng lúa, 65% sản lượng nuôi trồng thủy sản và 70% về trái cây, 95% lượng gạo xuất khẩu và 60% sản lượng cá xuất khẩu của cả nước, theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tại hội nghị.

 

Tuy nhiên có rất nhiều vấn đề đã bộc lộ, khi những mỏ vàng lộ thiên đã được tận dụng, khai thác một cách triệt để và thiếu bền vững trong hàng thập kỷ. Khắp các tỉnh thuộc ĐBSCL, nơi nào cũng thấy trồng lúa vụ ba, phá rừng ngập mặn thành những vuông tôm sú, tôm thẻ chân trắng... song mỗi mùa thu hoạch lại càng thêm bấp bênh, dù mùa bội thu, vì người nông dân không thể tự quyết được thị trường.

 

Sự rủi ro ấy lại được gia cường thêm bởi tác động của biến đổi khí hậu, dẫn đến sự biến đổi của môi trường tự nhiên như thời tiết cực đoan, nước biển dâng, xâm nhập mặn, trượt lở và sụt lún… Nếu nhìn từ ngoại lực, những người nông dân ĐBSCL phải đối diện với những vấn đề từ ngoài biển vào (xâm nhập mặn, nước biển dâng, xói lở bờ biển…), những vấn đề từ đất liền ra (nguồn nước hạn chế do các đập thủy điện, lòng sông bị hạ thấp vì khai thác cát, môi trường ô nhiễm, đất đai bị nghèo hóa…). Còn nếu nhìn từ nội lực xã hội, có thể thấy họ còn phải tự chống chịu với một loạt khó khăn khó có thể giải quyết: nguồn nhân lực bị thiếu hụt (do đổ dồn vào làm việc ở các khu công nghiệp), những người bám trụ với nghề nông lại ít được đào tạo, chưa kịp thích ứng với điều kiện sản xuất mới, hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém... Ông Nguyễn Tiến Hải, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau, cho biết, hai khâu yếu nhất của ĐBSCL vẫn là nhân lực và hạ tầng.

 

Trong bối cảnh này, câu chuyện của nền kinh tế nông nghiệp không chỉ gói gọn trong vài yêu cầu đầu vào “nước phân cần giống” của quy mô sản xuất nhỏ lẻ nữa, nó đòi hỏi phải được mở rộng ra theo quy mô thị trường, do đó, cần bổ sung thêm những yêu cầu của sản phẩm đầu ra. Bài toán đặt ra cũng khác trước.

 

Khi đề cập đến những bất cập trong phát triển ngành lúa gạo ĐBSCL, ông Huỳnh Văn Thòn, Giám đốc Tập đoàn Lộc Trời, quy vào các bài toán khó mà một doanh nghiệp không thể tự giải quyết: được mùa mất giá, mất mùa được giá; chi phí sản xuất tăng cao nhưng hiệu quả sản xuất của hộ nông dân thấp; chất lượng lúa gạo thấp; hệ thống kho vận (logistics) không đồng bộ; vấn đề bảo quản sau thu hoạch, giảm hao hụt và chế biến sâu trong sản xuất; bảo vệ môi trường trong chuỗi sản xuất, giảm thiểu thuốc trừ sâu, phân bón; lao động nông nghiệp và năng suất lao động trong nông nghiệp; liên kết sản xuất chưa hiệu quả, chưa gắn được sản xuất với tiêu thụ ổn định; giảm lượng phát thải carbon trong trồng lúa…

 

Những bài toán của ngành lúa gạo của ông Huỳnh Văn Thòn cũng ẩn chứa gần như toàn bộ các vấn đề hiện có của ĐBSCL nói riêng cũng như của cả ngành nông nghiệp nói chung. Nơi nào cũng ngổn ngang rất nhiều câu hỏi từ thực tế khiến người ta phải bối rối không biết bắt đầu giải quyết từ đâu và làm thế nào để có thể xử lý một cách trọn vẹn.

 

Ở đâu lời giải?

 

Nhiều năm nay, ĐBSCL đã loay hoay đi tìm câu trả lời. Ở tình thế này, hơn ai hết, người nông dân ĐBSCL mày mò sáng tạo, tiên phong áp dụng những giải pháp “tự ên tui” trải rộng ở rất nhiều công đoạn khác nhau của quá trình canh tác, nuôi trồng và chế biến: giống lúa chịu mặn của ông Hoa Sĩ Hiền (An Giang), mô hình “tôm sạch” của ông Võ Hồng Ngoãn (Bạc Liêu), mô hình cây thanh long trên đất mặn của ông Mai Lam Phương (Cà Mau), mô hình lúa – cá – sen của nông dân Mỹ Tú (Sóc Trăng), máy gặt đập liên hoàn của ông Phạm Hoàng Thắng (Cần Thơ), thiết bị sấy lúa, thiết bị làm gạo sữa của ông Năm Nhã (An Giang)… Các giải pháp ấy đã được chính những người nông dân lan tỏa rộng rãi qua nhiều kênh khác nhau, thậm chí có giải pháp được nhiều người áp dụng đến mức người ta không biết đó là “phát minh” của ai như mô hình lúa tôm. Theo giáo sư Võ Tòng Xuân, Hiệu trưởng trường Đại học Nam Cần Thơ, việc áp dụng lúa tôm đã được bắt đầu từ trước năm 1985.

 

Description: ĐBSCL đóng góp tới 50% sản lượng lúa của cả nước. Nguồn: vir.com.vn

ĐBSCL đóng góp tới 50% sản lượng lúa của cả nước. Nguồn: vir.com.vn

 

Việc áp dụng những ý tưởng mới đã được chứng thực thành công ấy đã góp phần giúp người nông dân thoát khỏi những thách thức ban đầu. Trong một cuộc trao đổi với báo Nông nghiệp Việt Nam vào tháng 5/2021, giáo sư Võ Tòng Xuân đã nhắc đến ưu điểm của mô hình đã tồn tại hơn 30 năm như mô hình tôm lúa “Rất nhiều tổ chức quốc tế họ tham gia nghiên cứu mô hình này và họ nói rằng không có mô hình, kỹ thuật canh tác nào mà bền vững như vậy đối với vùng nước mặn. Với vùng mặn thì phải dùng nước mặn chứ không thể bỏ nước mặn”. Cách làm này của người nông dân miền Tây đã giúp họ đi trước, sẵn sàng ứng biến với tác động của biến đổi khí hậu.

 

Tuy nhanh nhạy sáng tạo để giải quyết khó khăn nhưng trên thực tế, những giải pháp ấy vẫn chỉ giải quyết được một phần rất nhỏ trong bức tranh chung của nông nghiệp ĐBSCL, thậm chí ngay cả phần nhỏ đó cũng chưa thực sự trọn vẹn. Có rất nhiều hệ lụy từ đó, ví dụ mô hình lúa tôm áp dụng một cách tràn lan mà không tính đến những trở ngại có thể đến, như hệ thống thủy lợi nội đồng chỉ phù hợp với chuyên canh lúa, hoặc nuôi tôm có lợi hơn trồng lúa nên người nông dân kéo dài mùa tôm, gây nhiễm mặn cho đất... Thành ra “bây giờ làm lúa - tôm, mạnh ai nấy làm, nông dân tự đào vuông tôm mà nuôi. Người này xả nước ra, người kia lại bơm vào gây ô nhiễm”, giáo sư Võ Tòng Xuân đã cảnh báo hiện tượng này từ năm 2013 trên VOV. Việc dẫn đến hậu quả này là “người nông dân mình vẫn làm quá tự do, cứ làm theo nhau, thấy cây nào có lợi thì đua làm, đến lúc thừa thì chặt bỏ”.

 

Vậy ĐBSCL cần làm gì để thoát khỏi những khó khăn đó? Đó chính là khoa học, cách thức để những vấn đề từ giống cây trồng, vật nuôi, sâu bệnh, thức ăn chăn nuôi, phân bón, môi trường, bảo quản và chế biến sau thu hoạch, logistics… được xử lý thông đồng bén giọt. Ví dụ, với người nuôi trồng hải sản, không gì hạnh phúc bằng việc được một nguồn cung con giống khỏe mạnh, có sức chống chịu ngoại cảnh, có điều kiện tiếp cận nguồn thức ăn chăn nuôi phù hợp, sẵn sàng, giá rẻ, có những nhà tư vấn sẵn sàng hỗ trợ khi vật nuôi bị nhiễm bệnh và những doanh nghiệp sẵn sàng thu mua khi mùa vụ tới… Hỗ trợ cho mong ước đó là rất nhiều tri thức khoa học liên ngành được tích lũy thành công nghệ. “Tham gia thực hiện một số nghiên cứu về mô hình nuôi tôm, tôi thấy nghề nuôi tôm của mình cần có những loại thức ăn chăn nuôi phù hợp theo từng giai đoạn sinh trưởng, không chỉ có đủ dinh dưỡng cần thiết mà còn được thiết kế tối ưu sao cho nó không tan quá nhanh trong nước vì tan nhanh quá thì tôm không kịp ăn, dẫn đến hoài phí và gây ô nhiễm môi trường, qua đó tôm dễ bị bệnh”, PGS. TS Quách Thị Khánh Ngọc (Đại học Nha Trang) nói.

 

Những kiến thức khoa học như vậy đang ở tản mát rất nhiều nơi. Nếu vào hệ thống xuất bản khoa học quốc tế, người ta có thể thấy có rất nhiều công bố khoa học về rất nhiều chuyên ngành hẹp của nông nghiệp như thủy lợi, xâm nhập mặn, giống cây trồng vật nuôi có khả năng chịu hạn mặn, sâu bệnh, xử lý nước thải chăn nuôi… đến những mô hình sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, hệ thống cảnh báo xâm nhập mặn… Không thiếu những người làm khoa học quan tâm đến những vấn đề người nông dân gặp phải. Ngay cả câu chuyện lúa tôm tưởng chừng như đã thành hình cũng được họ dành thời gian và công sức tìm hiểu với mục tiêu để mô hình đó thêm tối ưu, ví dụ như nghiên cứu của PGS.TS Châu Minh Khôi (Khoa Nông nghiệp, Đại học Cần Thơ) đã tìm ra những bằng chứng xác thực về khả năng cải tạo đất, có tác dụng đến hệ sinh thái, giúp phát thải khí nhà kính của mô hình này thấp hơn so với chuyên canh tôm hoặc chuyên canh lúa.

 

Có lẽ, đã đến lúc, theo một cách nào đó, tập hợp những người làm khoa học đã và đang quan tâm đến ĐBSCL, đặt đề bài để họ tham gia giải quyết vấn đề của vùng đất này.

 

Cần sự dẫn đường của chính sách

 

Trong tâm tư những người gắn bó và trăn trở với ĐBSCL, tất cả những giải pháp từ khoa học hay từ sự sáng tạo của người dân, dù có hay cỡ nào cũng không thể phát huy được hiệu quả nếu không được chính sách hỗ trợ. Trên thực tế, những tiên phong áp dụng sáng kiến của người nông dân đôi khi không thể phát huy tác dụng khi những cơ chế cũ vẫn còn tồn tại như chia sẻ của giáo sư Võ Tòng Xuân “Mô hình tôm lúa cần có đầu tư vào thủy lợi để đảm bảo nước sạch, trong khi đó, với quy định hiện hành, có ‘dính’ tôm vào sẽ không được đầu tư, chỉ riêng lúa mới đầu tư”.

 


Đã đến lúc, theo một cách nào đó, tập hợp những người làm khoa học đã và đang quan tâm đến ĐBSCL, đặt đề bài để họ tham gia giải quyết vấn đề của vùng đất này.


 

Trước khi có được chính sách “thuận thiên” như Nghị quyết số 120/NQ - CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu hay Quyết định 287/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vùng đất này vẫn ở trong “vòng kim cô” của lúa, khiến nông nghiệp bị gò bó cứng nhắc về đầu tư, như nhận xét của giáo sư Võ Tòng Xuân tại nhiều hội nghị. Ông cho rằng “Nếu muốn thay đổi nông nghiệp, nông thôn thì Nhà nước phải đi trước tạo ra chính sách, tiền đề để nông dân theo. Nhưng nếu chính sách cứng nhắc quá thì lại khó làm theo”.

 

Chính sách mà những người như ông Huỳnh Văn Thòn, giáo sư Võ Tòng Xuân hay bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan mong muốn không chỉ ở việc tạo điều kiện cho người nông dân được nuôi trồng sản xuất mà còn được tham gia vào các chuỗi liên kết, vượt qua câu chuyện của “mùa vụ, thương vụ và nhiệm kỳ”. “Làm sao sản phẩm mình làm ra cho người ta biết. Chỉ nông dân kết hợp với doanh nghiệp thì mới ra được. Đừng để cho doanh nghiệp và nông dân tự bơi, ở đây mình phải có bàn tay Nhà nước nhúng vào để quan hệ giữa nông dân và doanh nghiệp phải gần gũi với nhau chứ đừng bẻ kèo nhau”, giáo sư Võ Tòng Xuân từng nói.

 

Đó cũng là những gì mà Chương trình ICMP với chủ đề “Đổi mới để chuyển mình, hành động vì ĐBSCL thịnh vượng, bền vững về khí hậu” (do Việt Nam, Úc, Đức phối hợp thực hiện) khuyến nghị. Báo cáo tổng kết chương trình có nêu “Việc thiết lập và thúc đẩy các quan hệ đối tác công-tư và liên kết thị trường là cách thức quan trọng, trong đó quan hệ đối tác công-tư thường bao gồm các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nông dân và các tổ chức nông dân, Bộ NN & PTNT và chính quyền địa phương”, đồng thời lưu ý việc tăng cường kết nối giữa các tổ chức nông dân bởi “các hợp tác xã đóng một vai trò quan trọng đối với những người nông dân sản xuất ở quy mô nhỏ trong việc tiếp cận nền kinh tế quy mô lớn, tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, kết nối được các với thương nhân, các nhà máy chế biến hoặc xuất khẩu và tiếp cận được các khoản vay tín dụng nhỏ”.

 

Khi đặt vấn đề tạo các chuỗi liên kết, giải quyết bài toán đầu ra bền vững cho nông nghiệp thì có thể ĐBSCL sẽ bước sang một trang mới với rất nhiều sản vật, không riêng cây lúa. Và ngay cả cây lúa thì cũng “lên đời” với một góc nhìn mới như mơ ước của giáo sư Võ Tòng Xuân “Thời đại làm lúa bất chấp chi phí không còn nữa. Bây giờ mình trồng lúa phải biết tính toán để có lời cho quốc gia”.

huyến nghị. Báo cáo tổng kết chương trình có nêu “Việc thiết lập và thúc đẩy các quan hệ đối tác công-tư và liên kết thị trường là cách thức quan trọng, trong đó quan hệ đối tác công-tư thường bao gồm các doanh nghiệp trong nước và quốc tế, nông dân và các tổ chức nông dân, Bộ NN & PTNT và chính quyền địa phương”, đồng thời lưu ý việc tăng cường kết nối giữa các tổ chức nông dân bởi “các hợp tác xã đóng một vai trò quan trọng đối với những người nông dân sản xuất ở quy mô nhỏ trong việc tiếp cận nền kinh tế quy mô lớn, tiếp cận các dịch vụ khuyến nông, kết nối được các với thương nhân, các nhà máy chế biến hoặc xuất khẩu và tiếp cận được các khoản vay tín dụng nhỏ”.

 

Khi đặt vấn đề tạo các chuỗi liên kết, giải quyết bài toán đầu ra bền vững cho nông nghiệp thì có thể ĐBSCL sẽ bước sang một trang mới với rất nhiều sản vật, không riêng cây lúa. Và ngay cả cây lúa thì cũng “lên đời” với một góc nhìn mới như mơ ước của giáo sư Võ Tòng Xuân “Thời đại làm lúa bất chấp chi phí không còn nữa. Bây giờ mình trồng lúa phải biết tính toán để có lời cho quốc gia”.

https://khoahocphattrien.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 13
Hôm nay: 1116
Tổng lượt truy cập: 4.043.683
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!