Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin trong nước

Ngày đăng: 30-08-2023

ISO 22000:2018 - điểm tựa cho doanh nghiệp thực phẩm chinh phục người tiêu dùng

ISO 22000 là tiêu chuẩn quốc tế về Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HTQLATTP), được chấp nhận và có giá trị trên phạm vi toàn cầu. Một doanh nghiệp trong chuỗi cung cấp thực phẩm áp dụng và đạt chứng chỉ ISO 22000 được nhìn nhận là một đơn vị có HTQL tốt, an toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) và đảm bảo cung cấp các sản phẩm thực phẩm an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng.

ISO 22000 quy định các yêu cầu chung đối với HTQL an toàn thực phẩm giúp tổ chức, doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào chuỗi cung cấp thực phẩm trong: Lập kế hoạch, thực hiện, vận hành, duy trì và cập nhật HTQLATTP cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn, phù hợp với mục đích sử dụng; Thể hiện sự phù hợp với các yêu cầu của pháp luật về ATTP; Đánh giá các yêu cầu đã thỏa thuận với khách hàng về ATTP và thể hiện sự phù hợp với chúng; Thông tin có hiệu quả vấn đề ATTP cho các bên quan tâm trong chuỗi cung ứng thực phẩm;

Đảm bảo rằng hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp phù hợp với chính sách về ATTP đã công bố; Thể hiện sự phù hợp với các bên quan tâm có liên quan; Đề nghị tổ chức bên ngoài chứng nhận HTQLATTP của mình hoặc tự đánh giá và tự công bố sự phù hợp với tiêu chuẩn này.

ISO 22000:2018 là một trong số các tiêu chuẩn của bộ tiêu chuẩn ISO 22000 trong đó bao gồm các tiêu chuẩn sau: ISO 22000:2018 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức trong chuỗi thực phẩm; ISO/TS 22003:2013 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Yêu cầu đối với các tổ chức đánh giá, chứng nhận HTQLATTP; ISO/TS 22004:2014 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Hướng dẫn áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000; ISO 22005:2007 Xác định nguồn gốc trong chuỗi thực phẩm và thức ăn chăn nuôi – Nguyên tắc chung và yêu cầu cơ bản đối với việc thiết kế và thực hiện hệ thống.

 Ngành chế biến thực phẩm đang đối mặt với nhiều thách thức trong đó đáng kể nhất là vấn nạn thực phẩm bẩn

Tiêu chuẩn ISO 22000:2018 được Việt Nam (Bộ KH&CN) chính thức chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 22000:2018. Các tiêu chuẩn khác trong 27 bộ tiêu chuẩn ISO 22000 cũng được chấp nhận thành tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam. Tương tự cấu trúc của ISO 9001, tiêu chuẩn ISO 22000:2018 cũng bao gồm 10 điều khoản.

Tiêu chuẩn ISO 22000 có thể áp dụng cho tất cả loại hình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong chuỗi cung ứng thực phẩm, không phân biệt quy mô, bao gồm nhưng không giới hạn: Cơ sở sản xuất và chế biến thức ăn gia súc; Cơ sở chăn nuôi và trồng trọt; Cơ sở sản xuất và chế biến thực phẩm (Rau, củ, quả, thịt, trứng, sữa, thủy hải sản…); Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ uống: Nước ngọt, nước tinh khiết, rượu, bia, café, chè…; Doanh nghiệp sản xuất, chế biến gia vị; Các hãng vận chuyển thực phẩm; Doanh nghiệp sản xuất, chế biến đồ ăn sẵn, nhà hàng; Hệ thống siêu thị, bán buôn, bán lẻ thực phẩm; Doanh nghiệp sản xuất vật liệu bao gói thực phẩm;…

Việc áp dụng ISO 22000 tại tổ chức, doanh nghiệp sẽ tạo được lợi thế cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt tạo điều kiện dễ dàng cho việc xuất khẩu sang các thị trường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, áp dụng ISO 22000 còn mang lại nhiều lợi ích như: Tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; Có thể thay thế nhiều tiêu chuẩn khác nhau như: GMP, HACCP, EURO GAP, BRC, SQF, IFS; Giảm chi phí bán hàng; Giảm tối đa nguy cơ ngộ độc, kiện cáo, phàn nàn của khách hàng; Tăng cường uy tín, sự tin cậy, hài lòng của nhà phân phối, khách hàng; Thuận tiện trong việc tích hợp các hệ thống quản lý khác (ISO 9001, ISO 14001, ISO/IEC 17025…).

https://vietq.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 3
Hôm nay: 1840
Tổng lượt truy cập: 4.026.900
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!