Khoa học là một phần giải pháp phòng chống kháng thuốc tại Việt Nam
Theo Quyết định 1121/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống kháng thuốc tại Việt Nam giai đoạn 2023 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong số 8 giải pháp được đề cập tới để thực hiện chiến lược, nghiên cứu khoa học được coi là một giải pháp quan trọng.
Ảnh minh họa
Chiến lược nêu rõ, nội dung của giải pháp này là nâng cao năng lực nghiên cứu về đánh giá sử dụng thuốc, kháng thuốc, đặc biệt là nghiên cứu về vi khuẩn đa kháng thuốc, triển khai các can thiệp thúc đẩy sử dụng kháng sinh hợp lý; ưu tiên và hỗ trợ nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm ở người, động vật, thủy sản, đồng thời thúc đẩy các mối quan hệ giữa đối tác với các cơ sở nghiên cứu, bệnh viện, trường đại học; tạo các mối quan hệ với các đối tác hỗ trợ phát triển các nghiên cứu về phát triển thuốc kháng vi sinh vật, chất kháng khuẩn có nguồn gốc từ dược liệu truyền thống và các phương pháp chẩn đoán mới; tăng cường nghiên cứu, chuyển giao các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị các bệnh truyền nhiễm, xét nghiệm vi sinh, quản lý chất lượng xét nghiệm vi sinh tại các bệnh viện, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở xét nghiệm và điều trị bệnh động vật, thủy sản…
Trong nghiên cứu khoa học, cần tăng cường hợp tác với Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Tổ chức Thú y Thế giới (WOAH), Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên Hợp Quốc (FAO), Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (U.S. CDC), Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), Trung tâm Y tế và Sức khỏe Toàn cầu Quốc gia (NCGM- Nhật Bản); tham gia hệ thống báo cáo quốc tế: Hệ thống Giám sát kháng thuốc toàn cầu (GLASS), Hệ thống Giám sát Tiêu thụ thuốc kháng vi sinh vật Khu vực Tây Thái Bình Dương (WPRACSS) vào năm 2027 và Khảo sát tự đánh giá năng lực quốc gia về chống kháng thuốc (TrACSS) vào năm 2023… để hợp tác nghiên cứu đánh giá việc sử dụng kháng sinh, kháng virus, ký sinh trùng, nghiên cứu về vi khuẩn đa kháng thuốc.
https://khoahocphattrien.vn/