Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 17-07-2023

Các nhà khoa học tách được gen người có khả năng chống lại hầu hết virus cúm gia cầm

Các nhà nghiên cứu Anh đã tách được một gen người có khả năng ngăn chặn hầu hết các loại vi-rút cúm gia cầm lây nhiễm sang người.

Cúm gia cầm chủ yếu lây lan giữa các loài chim hoang dã như vịt và mòng biển và cũng có thể lây nhiễm cho các loài chim nuôi và gia cầm nuôi như gà, gà tây và chim cút. Mặc dù vi-rút cúm gia cầm thường ảnh hưởng đến loài chim, nhưng có thể xâm nhập vào những kẻ săn mồi và trong một số trường hợp hiếm hoi là vào những người thường tiếp xúc gần với chim nhiễm bệnh.

Một nhóm các nhà khoa học tại Trung tâm Nghiên cứu Vi-rút thuộc trường Đại học Glasgow, Anh đã nghiên cứu hàng trăm gen thường được biểu hiện bởi các tế bào của người thông qua so sánh hành vi của các gen trong quá trình lây nhiễm với vi-rút cúm mùa ở người hoặc vi-rút cúm gia cầm.

Nhóm nghiên cứu tập trung vào một gen gọi là BTN3A3 có biểu hiện ở cả đường hô hấp trên và hô hấp dưới của con người. Kết quả đã phát hiện ra gen này ngăn chặn được sự sao chép của hầu hết các chủng cúm gia cầm trong tế bào người. Tuy nhiên, hoạt động kháng vi-rút của BTN3A3 không thể bảo vệ chống lại vi-rút cúm theo mùa ở người.

Gen BTN3A3 là một phần của bộ máy phòng thủ rộng lớn trong kho vũ khí miễn dịch của con người chống lại vi-rút cúm gia cầm. Các nhà nghiên cứu cho rằng tất cả các đại dịch cúm ở người, bao gồm cả đại dịch cúm toàn cầu năm 1918-1919, đều do vi-rút cúm kháng BTN3A3 gây ra và do đó, gen này xem ra là yếu tố chính quyết định chủng cúm gia cầm nào cũng có khả năng gây đại dịch ở người. Tuy nhiên, vi-rút luôn biến đổi nên không có nghĩa là vi-rút cúm gia cầm không thể tiến hóa để thoát khỏi hoạt động của gen BTN3A3.

Đầu năm nay, chủng cúm gia cầm H5NI mới dễ lan truyền giữa các loài chim hoang dã, đã lan rộng đến nhiều khu vực trên toàn cầu, gây lây nhiễm và giết chết nhiều loài động vật có vú và làm dấy lên lo ngại về đại dịch ở người. Cho đến nay, chỉ có số ít trường hợp lây nhiễm ở người được báo cáo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Giáo sư Massimo Palmarini, đồng tác giả nghiên cứu cho biết khoảng 50% số chủng H5N1 lưu hành trên toàn cầu cho đến năm 2023, có khả năng kháng BTN3A3. Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí khoa học Nature.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 6
Hôm nay: 849
Tổng lượt truy cập: 4.029.850
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!