Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 22-07-2022

Nghiên cứu chế tạo KIT phát hiện nhanh Aflatoxin B1 trong thức ăn chăn nuôi và Aflatoxin M1 trong sữa tươi

Việt Nam là một nước nhiệt đới với khí hậu nóng ẩm nên sẽ là điều kiện thuận lợi cho các loài nấm mốc phát triển, trong đó có loài Aspergillus flavus có khả năng sinh độc tố Aflatoxin cao. Do đó, nguy cơ nhiễm độc tố này trong chuỗi các sản phẩm nông sản, thức ăn chăn nuôi, sữa và các sản phẩm từ vật nuôi là rất cao. Vì Aflatoxin là một độc tố nguy hiểm nên việc kiểm tra sự có mặt của độc tố này trong các sản phẩm nêu trên là rất cần thiết.

Nguyên lý que thử hoạt động dựa trên kỹ thuật sắc ký miễn dịch cạnh tranh

KIT thử nhanh dạng que thử là một trong số các công cụ hữu hiệu được sử dụng để phát hiện Aflatoxin. Phương pháp này có nhiều tính năng ưu việt như nhanh, đơn giản, có thể sử dụng tại hiện trường, giá thành thấp hơn các phương pháp khác. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta hoàn toàn phải nhập ngoại loại sinh phẩm này.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, TS. Phạm Thị Ngọc và các cộng sự đến từ Viện Thú y, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu chế tạo KIT phát hiện nhanh Aflatoxin B1 trong thức ăn chăn nuôi và Aflatoxin M1 trong sữa tươi”.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

- Đã chế tạo thành công KIT phát hiện nhanh Aflatoxin B1 trong thức ăn chăn nuôi và Aflatoxin M1 trong sữa tươi

- Đã xây dựng được quy trình chế tạo, bảo quản và sử dụng KIT phát hiện nhanh Aflatoxin B1 trong thức ăn chăn nuôi và Aflatoxin M1 trong sữa tươi

- Đã chế tạo thành công KIT có độ nhạy, độ đặc hiệu ≥ 90%, giới hạn phát hiện ≥ 5 ppb, kết quả phát hiện 3 - 5 phút.

- KIT phát hiện nhanh Aflatoxin B1 trong thức ăn chăn nuôi và Aflatoxin M1 trong sữa tươi đã được thử nghiệm thành công tại phòng thí nghiệm có chuyên môn và thẩm quyền

Theo nhóm nghiên cứu, đề tài đã đạt được các kết quả tốt và chế tạo được que thử đạt các tiêu chuẩn tương đương với các sản phẩm thương mại. Trong đó, nghiên cứu tạo que thử nhanh có khả năng phát hiện Aflatoxin trong thức ăn chăn nuôi và sữa tươi là một hướng nghiên cứu mới tại Việt Nam và là một bước đột phá trong ứng dụng công nghệ nano kết hợp với hóa sinh miễn dịch để tạo que thử nhanh. Ngoài ra, việc tự sản xuất được các thành phần quan trọng của que thử sẽ giúp chủ động được nguồn nguyên vật liệu, kiểm soát chất lượng đầu vào, giảm chi phí sản xuất dẫn tới giảm giá thành được sản phẩm.

Tuy nhiên, để có thể tiến tới sản xuất đồng loạt, nhóm nghiên cứu đưa ra một số kiến nghị như sau:

- Sản phẩm kit thử của đề tài cần được thử nghiệm, hoàn thiện trên nhiều nền mẫu khác nhau.

- Tiếp tục thực hiện dự án để có thể hoàn thiện và sản xuất sản phẩm ở quy mô lớn hơn và có thể đưa vào phục vụ cuộc sống.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 17400/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 2
Hôm nay: 1009
Tổng lượt truy cập: 4.042.479
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!