Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 04-11-2022

Lưu giữ và bảo quản nguồn gen cây nguyên liệu dầu và tinh dầu

Tài nguyên di truyền thực vật có vai trò rất quan trọng trong việc cung cấp vật liệu ban đầu để lai tạo ra giống mới và là hạt nhân của đa dạng sinh học nên giữ vai trò rất quan trọng trong chiến lược phát triển nông nghiệp của mỗi quốc gia. Thực tế cho thấy quốc gia nào sở hữu nguồn tài nguyên di truyền sinh vật nói chung và nguồn tài nguyên thực vật nói riêng càng đa dạng và phong phú thì sẽ đạt được nhiều thành tựu nổi bật trong công tác chọn tạo giống mới phục vụ phát triển kinh tế đất nước.

Dừa Xiêm lửa bảo tồn tại Trung tâm Dừa Đồng Gò, Bến Tre

Tại Việt Nam, nhằm lưu giữ an toàn nguồn gen cây nguyên liệu dầu (dừa, phi long, Jatropha, Lạc, vừng và đậu tương) và cây tinh dầu (Bạc hà, hương nhu, tràm trà, sả chanh, gừng, long não, bạch đàn chanh…), nhóm nghiên cứu đến từ Viện Nghiên cứu Dầu và Cây có dầu, do TS. Lê Công Nông đứng đầu, đã thực hiện nhiệm vụ thường xuyên “Lưu giữ và bảo quản nguồn gen cây nguyên liệu dầu và tinh dầu” năm 2019.

Sau một năm triển khai (từ tháng 1/2019 đến tháng 12/2019), nhiệm vụ đã thực hiện được một số kết quả như sau:

- Lưu giữ và bảo quản an toàn trên đồng ruộng 51 mẫu giống dừa: 3 mẫu giống Phi Long; 86 mẫu giống Jatropha; 21 mẫu giống cây tinh dầu (tràm trà, sả chanh, hương nhu…).

- Lưu giữ nguồn gen bằng phương pháp bảo quản hạt trung hạn 174 mẫu giống lạc; 88 mẫu giống vừng; 107 mẫu giống đậu tương. Tỷ lệ nảy mầm của các mẫu giống đều đạt trên 70%.

- Trẻ hóa 20 mẫu hạt nguồn gen (10 mẫu giống lạc, 5 mẫu giống vừng, 5 mẫu giống đậu tương). Độ thuần các mẫu giống trên 98%, tỷ lệ nảy mầm ≥ 85%.

- Đã giới thiệu được các cho công tác chọn tạo giống và khai thác phát triển, cụ thể: Cây lạc: sử dụng 40 giống lạc đã được thu thập và lưu giữ làm vật liệu nghiên cứu trong đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống lạc có hàm lượng dầu cao” giai đoạn 2019 - 2023. Cây đậu tương: sử dụng 8 giống đậu tương đã thu thập và lưu giữ làm vật liệu nghiên cứu trong đề tài “Tuyển chọn giống đậu tương có năng suất và hàm lượng dầu cao phù hợp với điều kiện sản xuất vùng đồng bằng sông Cửu Long” giai đoạn 2018 - 2020.

Trên cơ sở các kết quả đạt được, nhóm thực hiện nhiệm vụ đã kiến nghị tiếp tục công tác lưu giữ và bảo quản nguồn gen cây nguyên liệu dầu (dừa, lạc, vừng, đậu tương, jatropha, phi long) và cây tinh dầu nhằm cung cấp nguồn gen phục vụ công tác chọn tạo giống mới và khai thác phát triển các nguồn gen tốt vào sản xuất.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 17429/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 3
Hôm nay: 2944
Tổng lượt truy cập: 4.039.748
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!