Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất nguyên liệu và quá trình sản xuất, chế biến chè xanh sao lăn chất lượng cao tại công ty cổ phần trà Than Uyên
Từ quá trình thực tế sản xuất, chế biến và kinh nghiệm nhiều năm, nhóm nghiên cứu tại Công ty Cổ phần Trà Than Uyên do bà Vũ Hoàng Mạnh dẫn đầu đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng công nghệ tự động hóa trong quá trình sản xuất nguyên liệu và quá trình sản xuất, chế biến chè xanh sao lăn chất lượng cao tại công ty cổ phần trà Than Uyên” từ năm 2019 đến năm 2020.
Mục tiêu của đề tài là chế tạo thành công vật liệu nano SnO2/rGO bằng phương pháp nhiệt thủy phân, nghiên cứu các cấu trúc, hình thái, tính chất hấp thụ, tính chất huỳnh quang của vật liệu này và nghiên cứu khả năng quang xúc tác của vật liệu này.
Đề tài đã thu được các kết quả như sau:
- Đã xây dựng chế tạo phát triển hệ thống quan trắc nghiên cứu khí tượng nông nghiệp khu vực phục vụ xây dựng mô hình trồng chè theo hướng hữu cơ (bao gồm cả phần cứng, phần mềm) có khả năng giám sát, điều khiển tự động quá trình sản xuất nguyên liệu chè đạt chất lượng theo chuẩn quan trắc của Việt Nam và tổ chức khí tượng thế giới. Theo tiêu chuẩn QCVN-46-2012 về quan trắc khí tượng.
- Đã phát triển được mô hình dự báo khí tượng phục vụ nông nghiệp qua việc sử dụng số liệu nhiều nguồn (mô hình, bóng thám không, vệ tinh viễn thám đời mới). Đã xây dựng được mô hình thời tiết WRF vào trong dự báo, mô phỏng các trường khí tượng tại khu vực nông trường chè Than Uyên và các khu vực lân cận. Kết quả dự báo này phục vụ cho công tác chăm sóc chè.
- Đã phát triển hệ thống tưới tự động, bón phân và thuốc bảo vệ thực vật cho diện tích 2 ha tại Than Uyên.
- Đã nghiên cứu, thiết kế chế tạo được một hệ thống tự động hóa hoàn chỉnh, hiện đại, có mức độ tự động hóa cao cho dây chuyền sản xuất chế biến chè xanh sao lăn chất lượng cao.
- Đã nghiên cứu và xác lập được một quy trình sản xuất mới sản phẩm là chè xanh sao lăn chất lượng cao mang thương hiệu Than Uyên, từ khâu canh tác nông nghiệp, làm cỏ bón phân, bảo vệ thực vật, thu hái đến bảo quản chế biến phân loại và đóng bao sản phẩm một cách đồng bộ.
Kết quả đề tài góp phần tiêu thụ nguyên liệu chè tươi cho người dân từ đó mở rộng, phát triển diện tích trồng chè theo đề án “Phát triển vùng nguyên liệu chè tâp trung, chất lượng cao” tại tỉnh Lai Châu, tạo công ăn việc làm, nâng cao đời sống góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân các dân tộc khu vực huyện Tân Uyên tỉnh Lai Châu.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19611/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
https://vista.gov.vn/