Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 18-03-2024

Phương pháp điều trị bằng liệu pháp hydrogel kích hoạt huyết tương

Nhu cầu thực tiễn bức thiết đòi hỏi phải tiến hành các nghiên cứu về trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam. Với tư duy đổi mới của Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch tập trung, bao cấp sang cơ chế thị trường định hướng XHCN, các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh được khuyến khích phát triển. Để thích ứng với bối cảnh đó, trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập đã ra đời, năm 1988 trường đại học ngoài công lập (NCL) đầu tiên đã được thành lập (Trường Đại họcThăng Long).

Từ đó đến nay, số lượng các cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) ngoài công lập phát triển tương đối nhanh. Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học NCL đều cố gắng thực hiện những cam kết trong đề án thành lập trường. Theo ước tính của một số chuyên gia từ năm 2000 đến nay, các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập (GDĐHNCL) hằng năm đã tạo thêm trên 300.000 chỗ học mới cho người học, tạo thêm hàng vạn chỗ làm việc cho người lao động.

Trong gần 3 thập kỷ qua Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, ban hành nhiều văn bản pháp luật với phạm vi điều chỉnh bao quát rộng rãi, góp phần từng bước thể chế hoá các chủ trương, quan điểm lớn của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá giáo dục nói chung và về phát triển giáo dục đại học NCL nói riêng. Nghị quyết 4 BCH TW Đảng khóa VII khẳng định “3 loại hình giáo dục ngoài công lập là: bán công, dân lập và tư thục”. Nghị quyết 2 BCH TW Đảng khóa VIII tiếp tục khẳng định: “Tiếp tục phát triển các trường dân lập ở tất cả các bậc học. Từng bước phát triển vững chắc các trường lớp tư thục ở giáo dục mầm non, phổ thông trung học, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề và đại học…”. Quy chế đầu tiên về trường đại học tư thục đã được ban hành tại quyết định số 240/TTg ngày 24/5/1993 của Thủ tướng Chính phủ. Luật Giáo dục (2005, Sửa đổi bổ sung 2009), Luật Giáo dục đại 2 học (2012, 2018) đã pháp chế hóa giáo dục đại học NCL. Nhiều văn bản quy phạm pháp luật đã được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp hơn với yêu cầu của thực tiễn. Trong quá trình phát triển, nhận thức về giáo dục NCL đã không ngừng thay đổi, đòi hỏi phải sửa đổi, điều chỉnh các văn bản pháp luật tương ứng. Đặc biệt Nghị quyết 29/NQ-TW Khóa XI về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã nhấn mạnh quan điểm về xã hội hóa giáo dục, về phát triển giáo dục ngoài công lập: “Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền”.

Xuất phát từ thực tiễn trên, PGS.TS Trần Quang Quý cùng nhóm nghiên cứu tại Trường Đại học Hòa Bình thực hiện Nghiên cứu đề xuất các giải pháp phát triển bền vững các trường đại học ngoài công lập ở Việt Nam với mục tiêu làm phong phú thêm cơ sở khoa học về phát triển đại học ngoài công lập (NCL) ở Việt Nam, đặc biệt cơ sở khoa học về sự phù hợp của phát triển các trường đại học ngoài công lập (NCL) ở Việt Nam với bối cảnh phát triển kinh tế thị trường, sự đáp ứng của các trường đại học NCL đối với quy luật cung cầu của thị trường lao động và đẩy mạnh hội nhập quốc tế. Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp các luận cứ khoa học trong việc điều chỉnh, bổ sung hệ thống văn bản pháp luật còn thiếu, chưa hợp lý, chưa đồng bộ, tạo điều kiện cho các trường đại học NCL thu hút nguồn lực, tạo môi trường bình đẳng trong cạnh tranh, phát triển bền vững.

Nước công nghiệp hóa sớm nhất và là một trong các nước có nền giáo dục đại học lâu đời nhất là nước Anh. Tuy nhiên trong những thế kỷ gần đây sự phát triển của Anh đã chậm lai và nền đại học Anh không còn là đại học tiêu biểu của thế giới. Nước vươn lên hàng đầu về phát triển kinh tế và có nền đại học hàng đầu thế giới về 88 số lượng cũng như chất lượng, được nhiều nước đi theo là Hoa Kỳ. Trong nền đại học Hoa Kỳ, đại học tư đi đầu, được thành lập sớm hơn đại học công, số lượng lớn hơn, chất lượng cao hơn trường công trong xếp hạng trong nước và quốc tế. Vị thế đó các trường đại học tư Hoa Kỳ có được là nhờ xã hội Hoa Kỳ tôn trọng quyền sở hữu tư nhân, nhà nước không xâm phạm quyền đó, trên cơ sở đó mà có sự cạnh tranh tư do và bình đẳng giữa khu vực tư và khu vực công. Về loại hình trường đại học tư có các loại hình chính đáp ứng các nhóm khách hàng khác nhau là những nhóm xã hội thiệt thòi, nhóm tinh hoa và nhóm phi tinh hoa. Về mục đích hoạt động thì có nhóm trường phi vụ lợi và nhóm vì lợi nhuận trong đó các trường phi vụ lợi thì hướng tới nhóm khách hàng thiệt thòi và phi tinh hoa, trong khi các trường vì lợi nhuận thì hướng tới khách hàng tinh hoa và sau đó tranh thủ cả khách hàng phi tinh hoa. Về mặt chính sách nhà nước có quy định rõ ràng từng loại trường và khuyến khích phát triển trường tư phi vụ lợi.

Sau thời gian thực hiện, nghiên cứu đã có những đề xuất kiến nghị, căn cứ vào cơ sở lý luận cũng như thực tiễn quốc tế và nước ta:

Kiến nghị 1: Xây dựng hệ thống GDQD theo ISCED 2011. Xây dựng hệ thống GDQD Việt nam theo ISCED 2011 do UNESCO ban bố và các nước trên thế giới và trong khu vực Đông Nam Á đều thực hiện, trong đó giáo dục đại học thuộc các bậc IV-VIII bao gồm: Bậc IV: Giáo dục sau trung học (Post-Secondary, Non Tertiary - Education); Bậc V. Giáo dục đại học ngắn hạn (Shot-Cycle Tertiary Education); Bậc VI. Giáo dục cử nhân hoặc tương đương (Bachelor or Equivalent Education); Bậc VII. Giáo dục Thạc sỹ hoặc tương đương (Master or Equivalent Education); Bậc VIII. Giáo dục Tiến hoặc tương đương (Doctoral or Equivalent Education).

Kiến nghị 2: Tôn trọng sở hữu tư nhân của các trường đại học NCL. Thứ nhất, các ĐH tư thục được tự do tìm kiếm “thị trường”, và hoạt động dựa trên pháp luật, nhất là tôn trọng quyền sở hữu tư nhân, giảm thiểu những mệnh lệnh hành chính của nhà nước. Thứ hai, giảm thiểu bàn tay điều tiết của nhà nước. Thứ ba, vai trò của chính quyền được cân bằng bởi sự tham gia của một xã hội dân sự năng động, điển hình là việc các cá nhân tham gia hiến tặng nhà trường và nhà doanh nghiệp kiêm nhà hoạt động xã hội đã tạo ra những thế cân bằng rất đặc trưng cho hệ thống ĐH tư thục Hoa Kì.

Kiến nghị 3: Nhà nước rất thận trọng trong việc phát triển đại học NCL, kịp thời xây dựng và tăng cường bộ máy kiểm định chất lượng; Trong 2 loại hình trường đại học NCL vì lợi nhuận và phi vụ lợi, nhà nước chỉ khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển loại hình phi vụ lợi.

Kiến nghị 4: Chấp nhận loại hình ĐHTT có nhiều loại hình sở hữu; Chấp nhận cho chủ đầu tư của trường ĐHTT được tự chủ lựa chọn mô hình quản trị trên cơ sở bảo đảm quyền tài sản của chủ thể đầu tư, không áp đặt mà khuyến khích chủ sở hữu mời các bên liên quan tham gia vào HĐ trường; Chấp nhận trường ĐHNCL bình đẳng với trường ĐHCL, về nguyên tắc tất cả những ưu đãi mà trường ĐHCL được quyền thụ hưởng thì trường ĐHTT không vì mục đích lợi nhuận cũng được quyền thụ hưởng.

Kiến nghị 5: Nâng cao chất lượng các trường đại học ngoài công lập, hoàn chỉnh chương trình đào tạo, đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất của các trường; xây dựng một số trường xuất sắc, có uy tín trong nước và trong khu vực; phát triển các trường đại học tư không vì mục đích lợi nhuận.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19684/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 10
Hôm nay: 2446
Tổng lượt truy cập: 3.952.465
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!