Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình liên kết chuỗi sản xuất - sơ chế bảo quản - tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị cây xoài ở tỉnh Khánh Hòa
Nhằm chuyển giao và tiếp nhận thành công các quy trình kỹ thuật gồm Quy trình kỹ thuật canh tác xoài Úc (R2E2) và xoài Cát Hòa Lộc theo hướng GAP; Quy trình kỹ thuật sơ chế và bảo quản xoài Úc (R2E2) và xoài Cát Hòa Lộc. Xây dựng được các mô hình liên kết chuỗi giá trị sản xuất - sơ chế bảo quản - tiêu thụ trong thâm canh xoài để tiêu thụ nội địa và hướng tới xuất khẩu, quy mô 70 ha, năng suất tối thiểu 10,0 tấn/ha, hiệu quả kinh tế tăng từ 10% trở lên so với phương thức tổ chức sản xuất hiện nay và sơ chế bảo quản, tiêu thụ xoài thương phẩm, quy mô 200 tấn/kỳ dự án, thời gian bảo quản 30 ngày, tổn thất sau bảo quản <10% quả sau bảo quản tươi và màu sắc, hương vị đặc trưng của giống; Đào tạo được 10 kỹ thuật viên về kỹ thuật ghép cải tạo, thâm canh và sơ chế, bảo quản đối với cây xoài, kỹ thuật viên là người địa phương để làm nòng cốt nhân rộng khi dự án kết thúc.
Tập huấn cho 200 lượt nông dân và công nhân trong và ngoài vùng dự án về việc ứng dụng khoa học công nghệ trong thâm canh và thu hoạch, sơ chế bảo quản xoài bền vững, ThS. Nguyễn Long An cùng các cộng sự tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Vạn Hương (Khánh Hòa) đã thực hiện đề tài: “Ứng dụng KH&CN xây dựng mô hình liên kết chuỗi sản xuất - sơ chế bảo quản - tiêu thụ nhằm nâng cao giá trị cây xoài ở tỉnh Khánh Hòa”.
Sau thời gian thực hiện, nhóm dự án đã tổ chức triển khai đầy đủ các nội dung và đảm bảo tiến độ như thuyết minh đã phê duyệt và điều chỉnh, cụ thể:
- Đã hoàn thiện xây dựng 3 quy trình (hướng dẫn kỹ thuật) công nghệ: Quy trình kỹ thuật canh tác xoài Úc (R2E2) theo hướng GAP; Quy trình kỹ thuật canh tác xoài Cát Hoà Lộc theo hướng GAP; Quy trình kỹ thuật sơ chế và bảo quản xoài Úc (R2E2) và Cát Hòa Lộc để chuyển giao và chỉ đạo xây dựng các mô hình trình diễn.
- Đã thiết lập mối liên kết giữa Doanh nghiệp (Công ty TNHH Vạn Hương) - HTX
- Nông dân để phát triển sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo quản và tiêu thụ Xoài Cát Hoà Lộc và xoài Úc.
- Đã mua sắm các trang thiết bị và xây dựng cơ sở sơ chế, bảo quản xoài Úc và xoài cát Hoà Lộc Thôn Cây Xoài, xã Suối Tân, huyện Cam Lâm.
- Đã xây dựng được 70,6 ha Mô hình liên kết Doanh nghiệp
- Nông dân canh tác xoài Úc (R2E2) và Cát Hòa Lộc theo hướng thực hành nông nghiệp tốt, đạt trên 100% so với kế hoạch. So với mục tiêu dự án năng suất bình quân đạt 10,0 tấn/ha, thì năng suất bình quân của cả mô hình đạt 10,39 tấn/ha, Đã được cấp chứng nhận VietGAP 24,9ha.
- Đã xây dựng được Mô hình sơ chế và bảo quản xoài Úc (R2E2) và Cát Hòa Lộc với tổng sản lượng quả xoài tươi 200,046 tấn/kỳ dự án, đạt 100% so với kế hoạch.
- Đào tạo được 10 kỹ thuật viên cơ sở, đạt 100 so với kế hoạch.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật cho 202 lượt người, đạt 100 so với kế hoạch.
- Tổ chức hội nghị đầu bờ, tham quan kết quả xây dựng mô hình cho 198 lượt người, đạt 99 so với kế hoạch.
- Kết quả đạt được của dự án cũng đã nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích canh tác xoài dựa trên mối liên kết Doanh nghiệp - Nông dân.
Hiệu quả kinh tế toàn chuỗi sản xuất, chế biến và bảo quản xoài Cát Hòa Lộc tăng lợi nhuận toàn chuỗi lên 98,5, trong đó: giúp nông dân tăng lợi nhuận hơn 76,7% so với nông dân ngoài mô hình và doanh nghiệp tăng lợi nhuận lên 162,2% so với bên ngoài. Hiệu quả kinh tế toàn chuỗi sản xuất, chế biến và bảo quản xoài Úc (R2E2) tăng lợi nhuận toàn chuỗi lên 47,9 ; trong đó: giúp nông dân tăng lợi nhuận hơn 26,3% so với nông dân ngoài mô hình và doanh nghiệp tăng lợi nhuận lên 130,3% so với bên ngoài.
Để tiếp tục nhân rộng kết quả dự án vào thực tiễn sản xuất, dự án có những kiến nghị và đề xuất với các cấp quản lý, chính quyền địa phương như sau:
- Quan tâm tạo điều kiện bố trí kinh phí để triển khai tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh xoài Úc và xoài Cát Hoà Lộc theo hướng GAP cho nông dân ngoài vùng dự án.
- Tiếp tục hỗ trợ nâng cấp cơ sở trang thiết bị máy móc cho các doanh nghiệp, HTX trên địa bàn tỉnh để có cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật thuận lợi trong liên kết Doanh nghiệp – Nông dân nhằm tạo ra chuỗi tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch của nông hộ ổn, định giá cả thị trường sản phẩm, tăng thu lợi nhuận trên đơn vị diện tích cho nông hộ sản xuất.
- Tạo điều kiện để cơ quan chủ trì tuyên truyền kết quả đạt được của dự án thông qua các kênh tuyên truyền khác nhau.
- Quan tâm đầu tư cho địa phương nhiều dự án chuyển giao tương tự để đẩy nhanh quá trình ứng dụng, chuyển giao khoa học và công nghệ cho vùng nông thôn miền núi nhằm phát triển kinh tế - xã hội của địa phương theo hướng liên kết chặt chẽ giữa hộ nông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã với doanh nghiệp theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch nhằm mang lại hiệu quả cao và bền vững, góp phần thực hiện tốt chương trình tái cơ cấu ngành và chương trình Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới.
Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 20040/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.