Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai”
Tin tức - Sự kiện: Hoạt động KH&CN cơ sở

Ngày đăng: 19-01-2022

Đẩy mạnh chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chú trọng công tác truyền thông, phổ biến các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn cho chính quyền cơ sở cũng như nông dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT), quảng bá các mô hình mới, cách làm hay trong thực tiễn. Công tác khuyến nông thời gian qua luôn đồng hành, sát cánh với nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong chỉ đạo sản xuất; xây dựng mô hình, điển hình; chuyển giao TBKT và hướng dẫn người dân áp dụng vào sản xuất nông nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao. 

Trong năm 2021, bằng các nguồn vốn của tỉnh và trung ương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao thành công các chương trình, mô hình đa dạng đối tượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Thông qua chương trình giúp người dân tiếp cận và áp dụng các TBKT vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trung tâm đã phối hợp các đơn vị trong ngành đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao TBKT cho nông dân bằng nhiều hình thức như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản bản tin, lịch nông vụ phát đến tận các xã, HTX, khuyến nông viên (KHV), thú y viên... 

Tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành cho 180 KNV, nông dân chủ chốt, chủ trang trại, xã viên HTX... Tập huấn chuyển giao TBKT cho khoảng 5.000 lượt nông dân; tổ chức 20 hội nghị đầu bờ với gần 1.000 lượt nông dân tham gia, 10 hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả công tác chuyển giao các TBKT... Thông qua công tác tập huấn chuyển giao và thông tin tuyên truyền đã giúp người dân nắm được chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nông nghiệp, các TBKT, các mô hình, cách làm hay để áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Công tác chuyển giao TBKT cho nông dân hiệu quả nhất là thông qua xây dựng mô hình trình diễn. Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện 18 loại hình mô hình thuộc ngân sách tỉnh, 5 dự án trung ương và các chương trình hỗ trợ chăn nuôi. Đến nay, các mô hình trình diễn mang lại kết quả tốt như: Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm vụ đông xuân 2020 - 2021, quy mô 10 ha tại HTX An Lộng, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong đạt năng suất 57 tạ/ha, lợi nhuận thu được hơn 26 triệu đồng/ha, cao hơn so với lúa canh tác truyền thống 2,6 triệu đồng/ha; mô hình trồng khoai lang ruột vàng vụ đông trên vùng cát ven biển, năng suất đạt 16 - 18 tấn/ha, hiệu quả đạt khoảng 65 - 70 triệu đồng/ha, cao hơn so với một số cây màu trên địa bàn; mô hình sản xuất dưa hấu phủ bạt nilon đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên đất lúa chuyển đổi vụ hè thu, năng suất 20 - 24 tấn/ha, cho thu nhập 92 - 105 triệu đồng/ha; mô hình trồng cây đậu xanh thương phẩm trên đất bị bồi lấp sau bão lũ cho năng suất 1,5 - 1,6 tấn/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận đưa lại trên 20 triệu đồng/ha. 

Chương trình cải tạo đàn bò nhằm nâng cao chất lượng đàn bò, bê lai sinh ra ngoại hình đẹp, sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện tại đã phối được 10.000 con bò, trong đó bò chuyên thịt đạt gần 40%, tăng thu nhập cho người dân trên 100 tỉ đồng. Thực hiện thành công mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc QR code cho sản phẩm an toàn đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. 

Chương trình thủy sản đã chuyển giao thành công các mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giúp nông dân chuyển từ phương thức nuôi truyền thống sang nuôi áp dụng các quy trình, công nghệ nuôi tiên tiến bền vững, rút ngắn thời gian nuôi, năng suất từ 30 - 40 tấn/ha, giảm thiểu rủi ro và chi phí. Mô hình nuôi xem ghép (tôm, cua, cá) cho những vùng nuôi thấp triều thường bị dịch bệnh đã mang lại “lợi ích kép” trên một đơn vị diện tích, hiệu quả từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Chương trình lâm nghiệp trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Đưa vào thâm canh trồng rừng là hướng đi đúng cho người trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh 10 năm, thu nhập 250 triệu đồng/ha. Từ đó tạo giá trị kinh tế cao, cung cấp gỗ xẻ cho thị trường trong nước mà lâu nay phải nhập khẩu. 

Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn bám sát đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thường xuyên quan tâm, thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, là cầu nối giúp nông dân, HTX, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận chủ trương, chính sách hỗ trợ của nhà nước, trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, giúp đỡ nông dân xây dựng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản đạt hiệu quả cao. 

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trần Cẩn cho biết, thông qua các hoạt động, chương trình đa dạng, công tác khuyến nông đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục bám sát đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chiến lược quy hoạch ngành nông nghiệp tỉnh cùng nhu cầu sản xuất của nông dân. Trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nhằm thúc đẩy, nhân rộng các mô hình hiệu quả; phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng ứng dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo sản phẩm an toàn; mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp theo định hướng của địa phương; phát triển giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt. 

Đồng thời xây dựng và triển khai các mô hình trình diễn nuôi thủy sản gắn với xử lý môi trường, an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản nhằm bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên nước; đẩy mạnh xúc tiến xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm... Từ đó vừa tích cực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chú trọng công tác truyền thông, phổ biến các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn cho chính quyền cơ sở cũng như nông dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT), quảng bá các mô hình mới, cách làm hay trong thực tiễn. Công tác khuyến nông thời gian qua luôn đồng hành, sát cánh với nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong chỉ đạo sản xuất; xây dựng mô hình, điển hình; chuyển giao TBKT và hướng dẫn người dân áp dụng vào sản xuất nông nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao. 

Trong năm 2021, bằng các nguồn vốn của tỉnh và trung ương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao thành công các chương trình, mô hình đa dạng đối tượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Thông qua chương trình giúp người dân tiếp cận và áp dụng các TBKT vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trung tâm đã phối hợp các đơn vị trong ngành đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao TBKT cho nông dân bằng nhiều hình thức như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản bản tin, lịch nông vụ phát đến tận các xã, HTX, khuyến nông viên (KHV), thú y viên... 

Tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành cho 180 KNV, nông dân chủ chốt, chủ trang trại, xã viên HTX... Tập huấn chuyển giao TBKT cho khoảng 5.000 lượt nông dân; tổ chức 20 hội nghị đầu bờ với gần 1.000 lượt nông dân tham gia, 10 hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả công tác chuyển giao các TBKT... Thông qua công tác tập huấn chuyển giao và thông tin tuyên truyền đã giúp người dân nắm được chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nông nghiệp, các TBKT, các mô hình, cách làm hay để áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Công tác chuyển giao TBKT cho nông dân hiệu quả nhất là thông qua xây dựng mô hình trình diễn. Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện 18 loại hình mô hình thuộc ngân sách tỉnh, 5 dự án trung ương và các chương trình hỗ trợ chăn nuôi. Đến nay, các mô hình trình diễn mang lại kết quả tốt như: Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm vụ đông xuân 2020 - 2021, quy mô 10 ha tại HTX An Lộng, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong đạt năng suất 57 tạ/ha, lợi nhuận thu được hơn 26 triệu đồng/ha, cao hơn so với lúa canh tác truyền thống 2,6 triệu đồng/ha; mô hình trồng khoai lang ruột vàng vụ đông trên vùng cát ven biển, năng suất đạt 16 - 18 tấn/ha, hiệu quả đạt khoảng 65 - 70 triệu đồng/ha, cao hơn so với một số cây màu trên địa bàn; mô hình sản xuất dưa hấu phủ bạt nilon đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên đất lúa chuyển đổi vụ hè thu, năng suất 20 - 24 tấn/ha, cho thu nhập 92 - 105 triệu đồng/ha; mô hình trồng cây đậu xanh thương phẩm trên đất bị bồi lấp sau bão lũ cho năng suất 1,5 - 1,6 tấn/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận đưa lại trên 20 triệu đồng/ha. 

Chương trình cải tạo đàn bò nhằm nâng cao chất lượng đàn bò, bê lai sinh ra ngoại hình đẹp, sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện tại đã phối được 10.000 con bò, trong đó bò chuyên thịt đạt gần 40%, tăng thu nhập cho người dân trên 100 tỉ đồng. Thực hiện thành công mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc QR code cho sản phẩm an toàn đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. 

Chương trình thủy sản đã chuyển giao thành công các mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giúp nông dân chuyển từ phương thức nuôi truyền thống sang nuôi áp dụng các quy trình, công nghệ nuôi tiên tiến bền vững, rút ngắn thời gian nuôi, năng suất từ 30 - 40 tấn/ha, giảm thiểu rủi ro và chi phí. Mô hình nuôi xem ghép (tôm, cua, cá) cho những vùng nuôi thấp triều thường bị dịch bệnh đã mang lại “lợi ích kép” trên một đơn vị diện tích, hiệu quả từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Chương trình lâm nghiệp trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Đưa vào thâm canh trồng rừng là hướng đi đúng cho người trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh 10 năm, thu nhập 250 triệu đồng/ha. Từ đó tạo giá trị kinh tế cao, cung cấp gỗ xẻ cho thị trường trong nước mà lâu nay phải nhập khẩu. 

Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn bám sát đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thường xuyên quan tâm, thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, là cầu nối giúp nông dân, HTX, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận chủ trương, chính sách hỗ trợ của nhà nước, trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, giúp đỡ nông dân xây dựng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản đạt hiệu quả cao. 

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trần Cẩn cho biết, thông qua các hoạt động, chương trình đa dạng, công tác khuyến nông đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục bám sát đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chiến lược quy hoạch ngành nông nghiệp tỉnh cùng nhu cầu sản xuất của nông dân. Trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nhằm thúc đẩy, nhân rộng các mô hình hiệu quả; phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng ứng dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo sản phẩm an toàn; mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp theo định hướng của địa phương; phát triển giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt. 

Đồng thời xây dựng và triển khai các mô hình trình diễn nuôi thủy sản gắn với xử lý môi trường, an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản nhằm bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên nước; đẩy mạnh xúc tiến xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm... Từ đó vừa tích cực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn.

Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chú trọng công tác truyền thông, phổ biến các chủ trương, chính sách về phát triển nông nghiệp, nông thôn cho chính quyền cơ sở cũng như nông dân. Đồng thời, đẩy mạnh công tác tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT), quảng bá các mô hình mới, cách làm hay trong thực tiễn. Công tác khuyến nông thời gian qua luôn đồng hành, sát cánh với nông dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp trong chỉ đạo sản xuất; xây dựng mô hình, điển hình; chuyển giao TBKT và hướng dẫn người dân áp dụng vào sản xuất nông nghiệp để hoàn thành tốt công việc được giao. 

Trong năm 2021, bằng các nguồn vốn của tỉnh và trung ương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã chuyển giao thành công các chương trình, mô hình đa dạng đối tượng cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh. Thông qua chương trình giúp người dân tiếp cận và áp dụng các TBKT vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trung tâm đã phối hợp các đơn vị trong ngành đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, chuyển giao TBKT cho nông dân bằng nhiều hình thức như: Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, xuất bản bản tin, lịch nông vụ phát đến tận các xã, HTX, khuyến nông viên (KHV), thú y viên... 

Tổ chức 6 lớp tập huấn nâng cao nghiệp vụ khuyến nông và kỹ thuật chuyên ngành cho 180 KNV, nông dân chủ chốt, chủ trang trại, xã viên HTX... Tập huấn chuyển giao TBKT cho khoảng 5.000 lượt nông dân; tổ chức 20 hội nghị đầu bờ với gần 1.000 lượt nông dân tham gia, 10 hội nghị chuyên đề đánh giá kết quả công tác chuyển giao các TBKT... Thông qua công tác tập huấn chuyển giao và thông tin tuyên truyền đã giúp người dân nắm được chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong nông nghiệp, các TBKT, các mô hình, cách làm hay để áp dụng vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Công tác chuyển giao TBKT cho nông dân hiệu quả nhất là thông qua xây dựng mô hình trình diễn. Năm 2021, Trung tâm Khuyến nông tỉnh triển khai thực hiện 18 loại hình mô hình thuộc ngân sách tỉnh, 5 dự án trung ương và các chương trình hỗ trợ chăn nuôi. Đến nay, các mô hình trình diễn mang lại kết quả tốt như: Mô hình sản xuất lúa theo hướng hữu cơ sử dụng phân bón hữu cơ Quế Lâm vụ đông xuân 2020 - 2021, quy mô 10 ha tại HTX An Lộng, xã Triệu Hòa, huyện Triệu Phong đạt năng suất 57 tạ/ha, lợi nhuận thu được hơn 26 triệu đồng/ha, cao hơn so với lúa canh tác truyền thống 2,6 triệu đồng/ha; mô hình trồng khoai lang ruột vàng vụ đông trên vùng cát ven biển, năng suất đạt 16 - 18 tấn/ha, hiệu quả đạt khoảng 65 - 70 triệu đồng/ha, cao hơn so với một số cây màu trên địa bàn; mô hình sản xuất dưa hấu phủ bạt nilon đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trên đất lúa chuyển đổi vụ hè thu, năng suất 20 - 24 tấn/ha, cho thu nhập 92 - 105 triệu đồng/ha; mô hình trồng cây đậu xanh thương phẩm trên đất bị bồi lấp sau bão lũ cho năng suất 1,5 - 1,6 tấn/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất, lợi nhuận đưa lại trên 20 triệu đồng/ha. 

Chương trình cải tạo đàn bò nhằm nâng cao chất lượng đàn bò, bê lai sinh ra ngoại hình đẹp, sinh trưởng nhanh, trọng lượng lớn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi. Hiện tại đã phối được 10.000 con bò, trong đó bò chuyên thịt đạt gần 40%, tăng thu nhập cho người dân trên 100 tỉ đồng. Thực hiện thành công mô hình chăn nuôi lợn an toàn sinh học theo hướng hữu cơ gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm có tem truy xuất nguồn gốc QR code cho sản phẩm an toàn đảm bảo chất lượng, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. 

Chương trình thủy sản đã chuyển giao thành công các mô hình nuôi tôm 2 giai đoạn giúp nông dân chuyển từ phương thức nuôi truyền thống sang nuôi áp dụng các quy trình, công nghệ nuôi tiên tiến bền vững, rút ngắn thời gian nuôi, năng suất từ 30 - 40 tấn/ha, giảm thiểu rủi ro và chi phí. Mô hình nuôi xem ghép (tôm, cua, cá) cho những vùng nuôi thấp triều thường bị dịch bệnh đã mang lại “lợi ích kép” trên một đơn vị diện tích, hiệu quả từ 250 - 300 triệu đồng/ha. Chương trình lâm nghiệp trồng rừng thâm canh gỗ lớn cây keo lai mô giống mới có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh. Đưa vào thâm canh trồng rừng là hướng đi đúng cho người trồng rừng gỗ lớn với chu kỳ kinh doanh 10 năm, thu nhập 250 triệu đồng/ha. Từ đó tạo giá trị kinh tế cao, cung cấp gỗ xẻ cho thị trường trong nước mà lâu nay phải nhập khẩu. 

Trung tâm Khuyến nông tỉnh còn bám sát đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp, thường xuyên quan tâm, thực hiện hiệu quả công tác xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất, là cầu nối giúp nông dân, HTX, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận chủ trương, chính sách hỗ trợ của nhà nước, trực tiếp “cầm tay chỉ việc”, giúp đỡ nông dân xây dựng nhiều mô hình trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản đạt hiệu quả cao. 

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Trần Cẩn cho biết, thông qua các hoạt động, chương trình đa dạng, công tác khuyến nông đã có những đóng góp quan trọng trong thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp của tỉnh. Thời gian tới, Trung tâm Khuyến nông tỉnh tiếp tục bám sát đề án cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, chiến lược quy hoạch ngành nông nghiệp tỉnh cùng nhu cầu sản xuất của nông dân. Trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật nhằm thúc đẩy, nhân rộng các mô hình hiệu quả; phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng ứng dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế sử dụng kháng sinh, tạo sản phẩm an toàn; mô hình cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp theo định hướng của địa phương; phát triển giống gia súc, gia cầm cho năng suất cao, chất lượng tốt. 

Đồng thời xây dựng và triển khai các mô hình trình diễn nuôi thủy sản gắn với xử lý môi trường, an toàn dịch bệnh, ứng dụng công nghệ cao; ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi thủy sản nhằm bảo vệ môi trường, nguồn tài nguyên nước; đẩy mạnh xúc tiến xây dựng các mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị gắn với tiêu thụ sản phẩm... Từ đó vừa tích cực thực hiện cơ cấu lại ngành nông nghiệp vừa nâng cao hiệu quả sản xuất và tăng thu nhập cho người lao động ở khu vực nông thôn.

http://baoquangtri.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 9
Hôm nay: 1298
Tổng lượt truy cập: 2.913.643
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.