Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai”
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 14-09-2023

Mực công nghệ cao cho phép vẽ đèn LED co giãn bằng bút bi

Mặc dù chúng ta nghe nói nhiều đến các thiết bị điện tử co giãn, nhưng việc chế tạo các linh kiện của thiết bị này vượt xa khả năng của hầu hết mọi người. Tuy nhiên, các nhà khoa học Hoa Kỳ đã cho ra đời loại mực cho phép bất kỳ ai cũng có thể vẽ đèn LED co giãn lên nhiều bề mặt bằng cách sử dụng bút bi thông thường.

Mực công nghệ cao do nhóm nghiên cứu của PGS. Chuan Wang tại Đại học Washington chế tạo. Trước đây, các nhà khoa học đã phát triển loại mực dùng để sản xuất đèn LED co giãn bằng máy in phun.

Để loại mực mới có thể sử dụng trong bút bi, các nhà khoa học đã điều chỉnh độ ẩm (khả năng duy trì tiếp xúc của chất lỏng với bề mặt rắn) và cải thiện khả năng dễ viết. Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng phải tăng cường khả năng sử dụng mực cho các bề mặt xốp hoặc xơ như giấy hoặc vải mà không phải trộn lẫn với nhau.

Vậy làm thể nào để mực hoạt động?

Thông thường, đèn LED được ghép lại với nhau giống như những chiếc bánh sandwich. Chúng được tạo thành từ ít nhất ba lớp gồm có lớp cực dương, lớp phát xạ và lớp cực âm. Ba loại mực bút, được sử dụng riêng biệt mà không cần trộn lẫn, đảm nhiệm các vai trò này. Một loại mực kết hợp các polyme dẫn điện, một loại chứa dây nano kim loại và một loại kết hợp vật liệu tinh thể được gọi là perovskite. Khi kết nối với dòng điện, sự kết hợp của các loại mực linh hoạt và co giãn có khả năng phát ra nhiều màu sắc khác nhau.

PGS. Wang cho rằng: “Đèn LED giá rẻ, có thể tùy chỉnh mở ra cơ hội cho hoạt động giáo dục thực hành, tạo nên loại vải dệt sống động hơn như quần áo phát sáng hoặc thiệp chúc mừng và bao bì thông minh. Một lĩnh vực mà chúng tôi thực sự hào hứng, là các ứng dụng y tế. Bộ phát sáng và phát hiện ánh sáng vẽ tay cho phép bệnh nhân linh hoạt hơn trong việc chế tạo các cảm biến và băng y sinh đeo trên người với các cảm biến quang và đèn LED hồng ngoại được vẽ trên chúng để đo oxy xung hoặc tăng tốc độ chữa lành vết thương". Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Photonics.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 1
Hôm nay: 16
Tổng lượt truy cập: 2.916.547
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.