Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin hoạt động Sở

Ngày đăng: 17-04-2023

Kiểm tra định kỳ đối với 5 nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và khoa học nông nghiệp

Từ ngày 11/4 đến 12/4, Hội đồng tư vấn đánh giá đã tiến hành kiểm tra định kỳ đối với 5 nhiệm vụ khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ và khoa học nông nghiệp. Ông Trần Ngọc Lân, TUV, Giám đốc Sở, Chủ tịch Hội đồng.

Nhiệm vụ: “Khảo nghiệm một số giống dừa xiêm có triển vọng để đánh giá khả năng thích nghi và hiệu quả kinh tế, nhằm góp phần phục vụ công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại tỉnh Quảng Trị”. Đề tài do Trung tâm Giống Cây trồng - Vật nuôi Quảng Trị thực hiện; bà Trần Thị Thuý chủ nhiệm. Đơn vị chủ trì đã tiến hành xây dựng 02 mô hình tại huyện Triệu Phong và huyện Hải Lăng; chọn 05 giống dừa khảo nghiệm gồm: dừa Xiêm xanh, dừa Xiêm đỏ, dừa Xiêm lửa, dừa Xiêm lục, dừa Xiêm dứa có xuất xứ nguồn giống bản địa nhập nội để đánh giá khả năng thích nghi, hiệu quả kinh tế. Qua 02 năm theo dõi từ trồng đến phát triển của các giống dừa trên chân đất bãi bồi ven sông (huyện Triệu Phong) cho kết quả dừa phát triển tốt còn trên chân đất cát nội đồng (huyện Hải Lăng) cho kết quả phát triển kém hơn.

Hội đồng tư vấn kiểm tra mô hình dừa xiêm tại huyện Triệu Phong

Nhiệm vụ KH&CN cấp Viện (có phần đối ứng của địa phương): Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất và sử dụng chế phẩm sinh học đa chức năng nhằm cải tạo đất gò đồi và đất bạc màu tại tỉnh Quảng Trị”. Đề tài do TS. Phạm Thị Thuý Hoài chủ nhiệm, Viện Nghiên cứu Khoa học miền Trung chủ trì thực hiện. Thời gian thực hiện 24 tháng từ tháng 1.2022 đến tháng 12.2023. Đơn vị chủ trì đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Thông tin KH&CN Quảng Trị sản xuất 300kg chế phẩm sinh học đa chức năng cải tạo đất đồng thời hướng dẫn các hộ dân phối trộn chế phẩm sinh học cải tạo đất và ủ phân, hướng dẫn tự sản các loại phân bón lá từ chế phẩm gốc IMO để chuẩn bị các công thức thí nghiệm. Các chế phẩm này đã sử dụng trên các vùng đất gò đồi và đất bạc màu tại huyện Gio Linh (1000m2 trồng lạc), huyện Cam Lộ (1000m2 trồng lá vằng), huyện Hải Lăng (2500m2 trồng cam). Nhìn chung các mô hình đều có sự thay đổi tích cực so với trước đây, tuy nhiên trên cây lá vằng xuất hiện một số loại sâu bệnh.

Sử dụng chế phẩm sinh học đa chức năng nhằm cải tạo đất gò đồi và đất bạc màu đối với cây chè vằng (Cam Lộ) và cây cam (Hải Lăng)

Nhiệm vụ: “Nghiên cứu nhân giống và trồng thử nghiệm cây Vanilla trong nhà lưới theo hướng VietGAP tại thôn Quyết Tâm, xã Tân Hợp, huyện Hướng Hoá”. Đề tài do ông Lê Tấn Tửu làm chủ nhiệm, Công ty TNHH Duy Prosper chủ trì thực hiện. Thời gian thực hiện 36 tháng từ tháng 05/2020 đến tháng 05/2023. Mô hình với diện tích 1056m2, gồm 320 trụ, 8 cây/trụ, giống nuôi cấy mô và giâm hom. Hiện nay cây đang ra hoa, quả, đánh giá bước đầu cây sinh trưởng tốt, phù hợp với điều kiện địa phương. Ngoài ra, đơn vị chủ trì đã tiến hành thử nghiệm thêm tại huyện Vĩnh Linh gần 400 trụ.

Cây Vanilla sinh trưởng, phát triển tốt, được đánh giá phù hợp với điều kiện địa bàn xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa

Nhiệm vụ: “Nghiên cứu xây dựng mô hình sản xuất và tiêu thụ cà phê theo hướng hữu cơ trên địa bàn huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị”. Đề tài do KS. Trần Xuân Lộc làm chủ nhiệm, Hội Nông dân tỉnh Quảng Trị chủ trì. Thời gian thực hiện: 24 tháng, từ tháng 03/2021 đến tháng 3/2023. Mô hình triển khai trên diện tích 1ha, tại xã Hướng Phùng. Thực địa cho thấy, cây cà phê đang ra hoa, tuy nhiên có dấu hiệu một số bệnh về lá, thân,…

Nhiệm vụ: “Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain vào việc truy xuất nguồn gốc nhằm quản lý chuỗi cung ứng và nâng cao giá trị sản phẩm hạt tiêu và hạt cà phê tại tỉnh Quảng Trị. Đề tài do Hợp tác xã Nông nghiệp Số chủ trì, thời gian thực hiện 18 tháng (từ tháng 12/2021) . Đến nay, đơn vị chủ trì đang triển khai xây dựng bộ cơ sở dữ liệu về cà phê, tiêu và thử nghiệm công nghệ blockchain (web/mobile) đối với sản phẩm cà phê của Công ty TNHH Pun Coffe (xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa).

Ứng dụng thử nghiệm công nghệ blockchain đối với sản phẩm cà phê của Công ty TNHH Pun Coffee

Tại mỗi mô hình, Hội đồng đã nghe các đơn vị chủ trì báo cáo tiến độ, thuận lợi cũng như khó khăn. Các thành viên Hội đồng đã thảo luận, đánh giá tiến độ thực hiện; yêu cầu theo dõi sát sao, nghiên cứu và áp dụng kịp thời các biện pháp phòng trừ sâu bệnh, đặc biệt đánh giá khả năng nhân rộng của các mô hình để triển khai cho người dân địa phương.

Sỹ Tiến

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 23
Hôm nay: 3325
Tổng lượt truy cập: 4.062.090
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!