Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai”
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 07-11-2023

Tác dụng của Ketamine đối với trầm cảm có thể do kỳ vọng tích cực ở bệnh nhân

Nhiều nghiên cứu đều cho thấy thuốc tác động thần kinh ketamine đã giúp giảm đau tốt và nhanh chóng cho nhiều người bị trầm cảm nặng. Nhưng những nghiên cứu này có một thiếu sót lớn, bởi những người tham gia thường có thể biết liệu họ đã được cho dùng ketamine hay giả dược. Đôi khi tác dụng phụ của ketamine là nghiêm trọng.

Trong một nghiên cứu mới, các nhà nghiên cứu Stanford Medicine đã nghĩ ra cách để “chặn” các đặc tính gây ảo giác hoặc phân ly của thuốc gây mê được phát triển lần đầu tiên vào năm 1962. Họ nghiên cứu trên 40 người bệnh bị trầm cảm từ trung bình đến nặng, sau đó tiến hành tiêm một liều ketamine hoặc liều giả dược trong lúc những người tham gia được phẫu thuật và gây mê toàn thân.

Toàn bộ các nhà nghiên cứu và bác sĩ lâm sàng tham gia vào thử nghiệm hoàn toàn không biết bệnh nhân được điều trị bằng phương pháp nào khi đó. Phương pháp điều trị chỉ được tiết lộ hai tuần sau đó.

Các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi thấy rằng các triệu chứng trầm cảm ở cả hai nhóm đều có sự cải thiện lớn như thường thấy khi sử dụng ketamine.

Tiến sỹ Boris Heifets, phó giáo sư về gây mê, phẫu thuật và thuốc giảm đau, đồng thời là tác giả chính của nghiên cứu được công bố ngày 19 tháng 10 trên tạp chí Nature Mental Health cho biết: Tôi rất ngạc nhiên khi thấy kết quả này, đặc biệt là khi nói chuyện với một số bệnh nhân và họ đã nói rằng “cuộc sống của tôi đã thay đổi, tôi chưa bao giờ cảm thấy như vậy trước đây” trong khi đó họ lại thuộc nhóm dùng giả dược trong thử nghiệm.

Chỉ một ngày sau khi điều trị, điểm số trung bình của cả nhóm dùng ketamine và nhóm dùng giả dược trên thang đánh giá trầm cảm của Montgomery-Åsberg - một thước đo tiêu chuẩn về mức độ trầm cảm thường được gọi là MADRS - đã giảm một nửa. Điểm số của họ gần như giữ nguyên trong suốt hai tuần theo dõi.

Tiến sỹ Theresa Lii, phòng thí nghiệm Heifets và là tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: “Nói một cách dễ hiểu, điều đó đưa họ xuống mức độ trầm cảm nhẹ so với mức độ suy nhược của bệnh trầm cảm”.

Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng nghiên cứu của họ, đã có một bước ngoặt bất ngờ, đặt ra nhiều câu hỏi hơn là câu trả lời. Các nhà nghiên cứu xác định rằng không chắc là các cuộc phẫu thuật và gây mê toàn thân có thể mang lại sự cải thiện vì các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng chứng trầm cảm thường không thay đổi sau phẫu thuật; đôi khi, nó trở nên tồi tệ hơn. Các nhà nghiên cứu cho biết, một cách giải thích khả dĩ hơn là những kỳ vọng tích cực của người tham gia có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị hiệu quả của ketamine.

Ở lần tái khám gần đây nhất, những người tham gia được yêu cầu phỏng đoán xem họ đã nhận được sự can thiệp nào. Khoảng ¼ cho biết họ hoàn toàn không biết.

Những người đã cải thiện nhiều hơn về điểm trầm cảm có nhiều khả năng nghĩ rằng họ đã nhận được ketamine, ngay cả khi họ không được sử dụng, ngụ ý một số kỳ vọng tích cực đã có từ trước đối với ketamine.

Schatzberg nói: “Chúng ta sẽ cần phải nghĩ ra những thí nghiệm thông minh hơn để tách biệt tác dụng dược lý trực tiếp với tác dụng tâm lý của việc dùng ketamine và các loại thuốc gây ảo giác khác”.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 1
Hôm nay: 934
Tổng lượt truy cập: 2.899.838
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.