Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 05-08-2024

Quét MRI để hiểu rõ hơn về bản chất của đỏ mặt

Một nhóm các nhà tâm lý học tại Đại học Amsterdam-Hà Lan và Đại học D'Annunzio Chieti–Pescara-Italia, đã phát hiện ra rằng đỏ mặt có thể liên quan nhiều hơn đến sự gia tăng nhận thức về cảm xúc và những gì một người đang làm, thay vì cảm giác bị người khác phán xét.

 

Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Proceedings of the Royal Society B: Biological Sciences, các nhà khoa học đã yêu cầu một nhóm thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi 20 trải qua một sự kiện đáng xấu hổ khi quét não qua MRI.

Hầu hết mọi người đều từng trải qua hiện tượng và quan sát thấy đỏ mặt ở người khác. Đỏ mặt là hiện tượng do lưu lượng máu đến má tăng lên và đôi khi là toàn bộ khuôn mặt, tai và ngực. Bằng chứng giai thoại cho thấy những trải nghiệm như vậy gắn liền với cảm giác bị lộ diện hoặc bối rối. Nhưng tại sao mọi người lại đỏ mặt và các quá trình liên quan chưa bao giờ được giải thích.

Ở nghiên cứu mới, nhóm tác giả đã điều tra hiện tượng này bằng cách tuyển 40 người; là những thanh thiếu niên và những người ở độ tuổi đầu 20, để ghi âm hát một bài hát karaoke. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành quét MRI trong suốt buổi biểu diễn.

Để đảm bảo hơn nữa sự bối rối, các nhà nghiên cứu nói với các tình nguyện viên rằng có người khác xem và nghe buổi biểu diễn. Và đưa cho họ bốn lựa chọn bài hát, tất cả đều được chọn vì độ khó cao. Sau đó phân tích các hình ảnh MRI và so sánh chúng với những người khác trong nhóm tình nguyện, tìm kiếm nguyên nhân gây đỏ mặt chắc chắn xảy ra.

Từ đó, nhóm tác giả có thể xác định thời điểm các tình nguyện viên đỏ mặt dựa trên sự gia tăng nhiệt độ da trên khuôn mặt. Họ cũng tìm thấy những điểm tương đồng về mô hình não ở các tình nguyện viên trong các sự kiện đỏ mặt, lưu ý rằng hoạt động gia tăng thường liên quan đến sự kích thích cảm xúc và sự chú ý tập trung vào bản thân.

Điều đáng chú ý là thiếu bất kỳ dấu hiệu nào về hoạt động gia tăng ở các phần não thường được quan sát thấy khi tưởng tượng hành vi của chính họ hoặc của người khác. Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng những mô hình như vậy cho thấy rằng việc đỏ mặt có mối liên hệ chặt chẽ hơn đến cách một người nhìn nhận về bản thân hơn là cách họ nghĩ người khác có thể nhìn nhận về họ; một phát hiện trùng khớp với báo cáo của những người đã thừa nhận việc đỏ mặt khi họ ở một mình.

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 7
Hôm nay: 1965
Tổng lượt truy cập: 3.464.623
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.