Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin tổng hợp

Ngày đăng: 02-02-2023

Xu hướng các công nghệ mới nổi trong thập kỷ tới

Trong hai thập kỷ tới, tốc độ và tác động của sự phát triển công nghệ sẽ tăng lên, giúp chuyển đổi và cải thiện trải nghiệm và năng lực của con người, mang lại khả năng giải quyết các thách thức như lão hóa, biến đổi khí hậu và tăng trưởng năng suất thấp, nhưng đồng thời cũng tạo ra những căng thẳng và thay đổi trong xã hội, các ngành công nghiệp và các quốc gia.

Sự hội tụ ngày càng tăng của các lĩnh vực và sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu đang thúc đẩy sự hình thành một thế giới siêu kết nối

Những thập kỷ tới cũng sẽ chứng kiến sự cạnh tranh toàn cầu ngày càng tăng đối với các yếu tố cốt lõi của ưu thế công nghệ, như nhân tài, tri thức và thị trường, có khả năng đưa một số nước trở thành những nước đi đầu về công nghệ mới hoặc bá quyền công nghệ mới.

Cuộc chạy đua giành ưu thế công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ và gắn bó chặt chẽ với địa chính trị, trong đó có sự cạnh tranh lớn hơn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Lợi thế công nghệ sẽ được tăng cường bởi các công ty có tầm nhìn dài hạn, nguồn lực lớn và phạm vi toàn cầu.

Sự hội tụ ngày càng tăng của các lĩnh vực và sự gia tăng cạnh tranh toàn cầu, để tạo ra và nắm bắt lợi thế, đang thúc đẩy sự xuất hiện của các công nghệ tiên tiến. Các công nghệ và ứng dụng bắt nguồn từ nghiên cứu và phát triển sẽ sẵn sàng để áp dụng nhanh chóng, cho phép các nước đang phát triển tận dụng những tiến bộ cốt lõi mới nhất, phát triển các ứng dụng toàn cầu trong các lĩnh vực thích hợp và đóng góp vào chuỗi cung ứng toàn cầu.

Có một số xu hướng đang định hình bối cảnh công nghệ trong hai thập kỷ tới và mặc dù các công nghệ mới sẽ không xuất hiện đồng đều, nhưng chúng có khả năng tạo đột phá và động lực chung.

Hội tụ khoa học khơi dậy đổi mới sáng tạo

Sự hội tụ của các lĩnh vực nghiên cứu khoa học và các ứng dụng công nghệ khác nhau đang làm cho việc sử dụng thiết bị công nghệ mới trở nên nhanh hơn, khả thi hơn, thiết thực và hữu ích hơn. Ví dụ, điện thoại thông minh đã được kích hoạt ra đời nhanh hơn nhờ hàng thập kỷ nghiên cứu và phát triển cơ bản về điện tử, ăng-ten, vật liệu, pin, mạng viễn thông và giao diện người dùng. Đến năm 2040, sự hội tụ ngày càng tăng của các công nghệ, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), truyền thông tốc độ cao và công nghệ sinh học, sẽ được tăng cường nhờ những hiểu biết ngày càng nhiều hơn về khoa học xã hội và hành vi để cho phép tạo đột phá nhanh chóng và các ứng dụng tùy chỉnh của người dùng hiệu quả hơn nhiều. Khi kết hợp lại với nhau, các nền tảng công nghệ này có thể tạo cơ sở cho đổi mới sáng tạo diễn ra nhanh chóng, đồng thời hạ thấp các rào cản gia nhập thị trường.

Cạnh tranh ngày càng tăng để chiếm ưu thế

Cuộc chạy đua đang ngày càng gia tăng để giành ưu thế công nghệ liên quan chặt chẽ với địa chính trị. Chạy đua giành ưu thế công nghệ được định hình bởi các cuộc cạnh tranh chính trị, kinh tế và xã hội rộng lớn hơn, đặc biệt là những cuộc cạnh tranh liên quan đến sự trỗi dậy của Trung Quốc. Việc tích lũy các nguồn lực để duy trì vị trí dẫn đầu về công nghệ trên diện rộng, bao gồm cả việc tập trung nhân tài, kiến thức nền tảng và chuỗi cung ứng, đòi hỏi hàng chục năm đầu tư dài hạn và khả năng lãnh đạo có tầm nhìn xa trông rộng. Những công ty tập trung nguồn lực của họ ngày nay có khả năng trở thành những người dẫn đầu về công nghệ vào năm 2040.

Trong các nền kinh tế mở, sự kết hợp giữa các nỗ lực tư nhân và quan hệ đối tác giữa chính phủ, các tập đoàn tư nhân và các chương trình nghiên cứu sẽ cạnh tranh với các nền kinh tế do nhà nước lãnh đạo (state-led economies). Các nền kinh tế do nhà nước lãnh đạo có thể có lợi thế trong việc chỉ đạo và tập trung các nguồn lực, bao gồm cả quyền truy cập dữ liệu, nhưng có thể thiếu các lợi ích của môi trường mở, sáng tạo và cạnh tranh.

Lan tỏa công nghệ toàn cầu

Các công nghệ và ứng dụng được ra đời từ các hoạt động nghiên cứu và phát triển sẽ nhanh chóng được áp dụng hơn ở hầu hết mọi khu vực trên thế giới, cho phép ngay cả các nước đang phát triển cũng tận dụng những tiến bộ cốt lõi mới nhất, phát triển các ứng dụng toàn cầu trong các lĩnh vực thích hợp hoặc đóng góp vào chuỗi cung ứng của các nền kinh tế tiên tiến hơn. Nhiều chính phủ sẽ tìm cách tăng tốc và khai thác quá trình này, tài trợ cho các nỗ lực trọng tâm, chẳng hạn như các giải pháp cụm công nghệ hoặc các vườn ươm công nghệ sinh học mới để gia tăng cạnh tranh.

Các mốc thời gian được thu hẹp lại

Thời gian để phát triển, triển khai trên thị trường, trưởng thành và sau đó ngừng sử dụng một sản phẩm công nghệ đang chuyển từ hàng thập kỷ sang vài năm, hàng năm và đôi khi nhanh hơn. Xu hướng ngày càng được thấy rõ là có một số tập đoàn và nhà nước đi đầu trong công nghệ mới nổi có thể triển khai và khai thác một công nghệ mới trước khi những tập đoàn và nhà nước khác bắt đầu bước vào giai đoạn khởi đầu. Những nước đang cố gắng bắt kịp, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, có thể ngày càng buộc phải lựa chọn công nghệ trước khi ý nghĩa và lý do của những lựa chọn đó được hiểu đầy đủ, và việc mạo hiểm đầu tư của họ có thể dẫn tới “ngõ cụt” công nghệ hoặc bị tụt lại phía sau một cách vô vọng. Các nền kinh tế kế hoạch hóa, có thể có khả năng phản ứng nhanh hơn với sự phát triển công nghệ mới nổi, nhưng cũng có khả năng phải trả giá bằng việc giảm tính đa dạng và hiệu quả của công nghệ.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 8
Hôm nay: 4320
Tổng lượt truy cập: 4.068.307
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!