Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 23-02-2023

Lai tạo giống dưa leo mới phù hợp với vùng trồng Đông Nam Bộ

Hai giống dưa leo do nhóm tác giả tại Công ty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát lại tạo, cho năng suất cao, phù hợp với vùng trồng và thị hiếu của thị trường Đông Nam Bộ.

Đông Nam bộ cung cấp sản lượng lớn dưa leo cho cả nước. Hiện nay, Đông Nam Bộ chỉ một số ít hộ dân dùng giống địa phương, còn lại chủ yếu sử dụng giống dưa leo F1 từ các công ty hạt giống và nhập khẩu. Các giống này cho năng suất cao, chất lượng quả tốt, nhưng giá còn khá cao và khả năng chống chịu sâu bệnh kém, đặc biệt là hay nhiễm bệnh mốc sương và phấn trắng vào mùa mưa. Vì vậy, cần có những giống dưa leo thay thế, cho năng suất cao, chất lượng tốt, cây khỏe, thích ứng tốt với điều kiện tự nhiên của vùng.

Trong quá trình thực hiện đề tài “Nghiên cứu chọn tạo giống dưa leo lai F1 (Cucumis sativus L.) cho thị trường Đông Nam Bộ”, nhóm tác giả tại Công ty TNHH Hạt giống Tân Lộc Phát nhận thấy, hiện tại ở vùng này chỉ trồng chủ yếu giống dưa leo nhập khẩu Hunter 1.0, với một số đặc điểm như cây khỏe, trái dài 16 – 18 cm, thưa trái, ăn giòn, ngọt nhưng màu trái hơi nhạt, muộn trái, khả năng chống chịu sâu bệnh chưa tốt.

Hai

Hai giống dưa leoTHL50 (trái) và THL55 Ảnh: NNC

Nhóm tác giả cũng đã đã đánh giá nguồn nguyên liệu 59 dòng dưa leo giống lai. Các dòng này được trồng để theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu về hình thái và cấu trúc cây, khả năng sinh trưởng, ra hoa, chất lượng quả,… sau đó, lai các dòng này với giống dưa leo Hunter 1.0.

Qua quá trình chọn lọc, nhóm loại bỏ các dòng không phù hợp, chọn được 3 tổ hợp lai (THL50, THL55 và THL65) để trồng thử nghiệm cùng với giống đối chứng Hunter 1.0 tại Đồng Nai, TPHCM, Bình Dương, Tây Ninh. Kết quả, các giống này đều cho năng suất cao, đạt trên 35 tấn/ha/vụ (đối chứng đạt 32,7 tấn/ha/vụ), trái dài 18 – 20 cm (đối chứng là 17,8cm), thẳng, cân đối, màu xanh đậm hơn màu trái Hunter 1.0. Trái ăn giòn, ngọt tương đương với Hunter 1.0 và không bị đắng đầu.

Đặc biệt, giống có khả năng chống chịu bệnh mốc sương khá hơn so với giống Hunter 1.0. Trong đó, 2 giống THL50 và THL55 được nông dân ưa thích và đánh giá cao. Đặc tính nổi trội của 2 tổ hợp lai này là có sức sinh trưởng tốt; thân mập, cành nhánh nhiều, chủ yếu là nhánh hữu hiệu, bộ lá nhỏ gọn, hạn chế bệnh hại. Ngoài ra, màu sắc quả xanh, chiều dài trái phù hợp, hình dạng quả thon, dài, cân đối, năng suất cao hơn THL 65.

Giống dưa leo THL50 và THL55 đã được đăng ký bảo hộ giống (với tên hạt giống là dưa leo lai SLP211, SLP212) phục vụ thương mại hóa.

Đề tài đã được Sở KH&CN TPHCM nghiệm thu.

https://khoahocphattrien.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 5
Hôm nay: 208
Tổng lượt truy cập: 4.034.907
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!