Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 21-07-2023

Các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tính chất tín dụng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Việc thành lập và hoạt động của các Quỹ tài chính nhà nước (TCNN) ngoài ngân sách thời gian qua cơ bản đã huy động được các nguồn lực tài chính, trong đó có nguồn lực tài chính của xã hội, sự tham gia đóng góp của các tổ chức, cá nhân…thúc đẩy xã hội hóa, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước (NSNN) để thực hiện các nhiệm vụ quản lý thuộc trách nhiệm của Nhà nước nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay, qua báo cáo giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước, cả nước có khoảng trên 40 Quỹ/loại Quỹ TCNN ngoài ngân sách được thành lập, trong đó có các Quỹ TCNN ngoài ngân sách mang tính chất tín dụng. Qua quá trình thành lập, hoạt động, các Quỹ TCNN ngoài ngân sách mang tính chất tín dụng đã góp phần hỗ trợ tín dụng kịp thời đến các đối tượng khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn vay tại các ngân hàng thương mại, các đối tượng không có/khó khăn về tài sản bảo đảm để đảm bảo khoản vay, các đối tượng thuộc diện chính sách cần có hỗ trợ của Nhà nước…từ đó, giúp cho các đối tượng có nguồn vốn kịp thời để phát triển sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống. Thời gian qua, các Quỹ TCNN ngoài ngân sách mang tính chất tín dụng được hành lập, hoạt động theo các cơ chế khác nhau được quy định tại các văn bản khác nhau (có Quỹ thành lập theo các Luật chuyên ngành, có Quỹ được tổ chức, hoạt động theo Nghị định của Chính phủ, có Quỹ được thành lập, tổ chức và hoạt động theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ...) nên hiệu quả hoạt động chưa cao, chưa đồng bộ giữa các Quỹ, đồng thời công tác hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám sát chưa được quan tâm đúng mức, tổ chức bộ máy, quản trị còn nhiều hạn chế, một số Quỹ trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ hoặc nguồn thu, nhiệm vụ chi trùng với nhiệm vụ chi của NSNN, khả năng độc lập tài chính thấp, chủ yếu dựa vào nguồn lực từ NSNN cấp, làm phân tán nguồn lực, giảm hiệu quả quản lý tài chính NSNN. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn nêu trên, ThS. Nguyễn Việt Hưng đã phối hợp với nhóm nghiên cứu tại Vụ Tài chính các ngân hàng và tổ chức tài chính để thực hiện đề tài: “Các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tính chất tín dụng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” trong thời gian từ năm 2019 đến năm 2020.

Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn hoạt động của các Quỹ TCNN ngoài ngân sách có tính chất tín dụng thời gian qua (kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân) và bài học rút ra từ kinh nghiệm hoạt động các Quỹ TCNN của các nước trên thế giới, Đề tài đã đưa ra các nhóm giải pháp và lộ trình cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ TCNN ngoài ngân sách có tính chất tín dụng thời gian tới.

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự ra đời của các Quỹ TCNN ngoài ngân sách nói chung và Quỹ TCNN ngoài ngân sách có tính chất tín dụng nói riêng đã góp phần hỗ trợ tín dụng tương đối hiệu quả cho các đối tượng thụ hưởng chính sách của nhà nước, khuyến khích các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức kinh tế mạnh dạn đầu tư đổi mới công nghệ, kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm; giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động, đẩy mạnh sự liên kết giữa các Quỹ, qua đó xây dựng, hình thành và nhân rộng các mô hình làm ăn, kinh doanh mới, điển hình tiên tiến, tạo sự lan tỏa rộng khắp góp phần phát triển kinh tế theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.

Xuất phát từ bối cảnh hiện nay và thời gian tới, đề tài đã đánh giá toàn diện trực trạng hoạt động của các Quỹ, đánh giá những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân để từ đó đề xuất các nhóm giải pháp, lộ trình cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các Quỹ, đóng góp một phần nhỏ bé vào kết quả đạt được kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới. Đề tài: “Các Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách có tính chất tín dụng ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” là thật sự cần thiết cả về lý luận và thực tiễn.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 18653/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 1
Hôm nay: 903
Tổng lượt truy cập: 4.029.904
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!