Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 23-10-2023

Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số chế phẩm probiotic từ một số loài Lactobacillus sp. và Bacillus sp. ứng dụng nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản cho phụ nữ

Hiện nay ở nước ta, bệnh viêm nhiễm phụ khoa được coi là bệnh nhiễm trùng phổ biến đặc biệt ở các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Nhiều thống kê từ 2004 đến nay cho thấy, tỷ lệ chị em viêm nhiễm phụ khoa vẫn ở mức cao, chiếm đến 90%. Nếu không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, không đầy đủ có thể gây nên các biến chứng như vô sinh, chửa ngoài tử cung, sảy thai, ung thư cổ tử cung, các biến chứng cho thai nhi như thai chết lưu, dị tật bẩm sinh, trì độn trí tuệ, ... đây được coi là một vấn đề rất lớn đã và đang rất được quan tâm.

Những thiệt hại do bệnh gây ra là rất lớn bao gồm những gánh nặng về y tế, những vấn đề về gia đình và xã hội. Mặc dù nhiễm trùng đường sinh dục có thể có các triệu chứng khác nhau, nhưng không phải lúc nào phụ nữ cũng dễ dàng nhận ra. Trên thực tế việc chẩn đoán thậm chí còn khó khăn đối với một bác sĩ có kinh nghiệm. Các trường hợp nhiễm trùng nặng được bác sĩ chỉ định điều trị bằng kháng sinh phổ rộng với liều khá cao nên gây ra các tác dụng phụ như chán ăn, mệt mỏi, ảnh hưởng tới sinh hoạt tình dục… và nếu được điều trị tái lặp sẽ dẫn tới tình trạng kháng thuốc kháng sinh, một vấn đề nổi cộm và thách thức hiện nay. Để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường sinh sản, nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc sử dụng probiotics chứa các chủng lợi khuẩn Lactobacillus sp. và Bacillus sp. là hiệu quả. Các sản phẩm probiotics dành cho phụ nữ hiện nay bắt đầu được sử dụng khá phổ biến dưới dạng sản phẩm chức năng hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân nhiễm trùng đường âm đạo và tiết niệu. Các sản phẩm thương mại này được bán nhiều nhất trên thị trường Việt Nam phần lớn là hàng nhập khẩu từ Mỹ, Anh, Nhật Bản với giá thành rất cao và hiện tại Việt Nam chưa có một dòng sản phẩm nào nghiên cứu và phát triển dành riêng cho phụ nữ. Sản phẩm nhập ngoại chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện thu nhập thấp của người dân Việt Nam, đặc biệt là phụ nữ ở vùng nông thôn và miền núi. Trong khi đó, hơn 80% phụ nữ Việt Nam bị mắc bệnh phụ khoa.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu công nghệ sản xuất một số chế phẩm probiotics từ Lactobacillus sp. và Bacillus sp. phân lập ở sữa mẹ của các bà mẹ đang cho con bú tại Việt Nam có các đặc tính ưu việt về việc ức chế các vi sinh vật gây nhiễm đường âm đạo, sau đó thử nghiệm lâm sàng trên phụ nữ tại một số bệnh viện để nâng cao sức khỏe sinh sản cho phụ nữ ở Việt Nam, là việc làm hết sức cần thiết, có ý nghĩa cộng đồng và ý nghĩa thực tiễn cao. Dựa trên nhu cầu và tính cấp thiết của vấn đề nêu trên, PGS. TS. Bùi Thị Việt Hà và các cộng sự thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - Đại học Quốc gia Hà Nội đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ sản xuất một số chế phẩm probiotic từ một số loài Lactobacillus sp. và Bacillus sp. ứng dụng nhằm nâng cao sức khỏe sinh sản cho phụ nữ” nhằm tạo được chế phẩm sinh học và ứng dụng chế phẩm từ một số loài này.

Sau một thời gian thực hiện, đề tài thu được một số kết quả như sau:

1. Đã sàng lọc được 5 chủng: Lactobacillus rhamnosus H1 và Lactobacillus reuteri H2 và Bacillus subtilis ANA14, Bacillus clausii ANA37, Bacillus coagulans ANA40 có hoạt tính probiotic tốt để phát triển các sản phẩm probiotic phòng ngừa và tăng cường sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ.

2. Đã xây dựng được quy trình và mô hình thiết bị sản xuất sinh khối vi khuẩn Lactobacillus rhamnosus H1 và Lactobacillus reuteri H2 và sinh khối bào tử vi khuẩn Bacillus subtilis ANA14, Bacillus clausii ANA37, Bacillus coagulans ANA40 ở quy mô 200 L/mẻ.

3. Đã lên men sản xuất sinh khối vi khuẩn được 2 lô L. rhamnosus RH2020606; RH2020618 và 2 lô L. reuteri RE2020606; RE2020618 với độ thuần khiết của vi khuẩn đạt gần 100% ở cả 2 chủng và tất cả các lô. Đã lên men sản xuất sinh khối bào tử vi khuẩn được 4 lô B. subtilis BS2020505; BS2020514; BS2020525; BS2020529; 3 lô B. clausii CL2020505; CL2020521; CL2020529; và 1 lô B. coagulans CO2020514, với độ thuần khiết của bào tử đạt gần 100% ở cả 3 chủng và tất cả các lô. Tổng cộng từ các mẻ sản xuất, bột sinh khối của từng chủng vi khuẩn sau đông khô và sau sấy phun có khối lượng và nồng độ như sau: 15,07 kg bột sinh khối vi khuẩn L. rhamnosus H1 nồng độ 7 x 109 CFU/g; 10,0 kg bột sinh khối vi khuẩn L. reuteri H2 nồng độ 1 x 1010 CFU/g tương đương với 15,5 kg nguyên liệu probiotic Lactobacillus sp. nồng độ 1,0 x 1010 CFU/g, vượt yêu cầu so với thuyết minh là 12 kg nguyên liệu probiotic Lactobacillus sp. nồng độ 1 x 109 CFU/g; 12,38 kg bột bào tử B. subtilis ANA14 nồng độ 1 x 1011 ; 19 kg bột bào tử B. clausii ANA37 nồng độ 1 x 1010 ; 1,8 kg bột bào tử B. coagulans ANA40 nồng độ 1 x 1010 tương đương với 14,6 kg nguyên liệu probiotic Bacillus sp. nồng độ 1 x 1011 CFU/g, vượt yêu cầu so với thuyết minh là 12 kg nguyên liệu probiotic Bacillus sp. nồng độ 1 x 1011

Bột sinh khối vi khuẩn sau đông khô và sau sấy phun ở tất cả các lô đều không nhiễm kim loại nặng và vi sinh vật nhiễm, có độ ẩm đạt yêu cầu 2 x 10CFU/viên 500 mg; Bacillus tổng số > 2 x 109 CFU/ống 5 ml), và các chỉ tiêu ATVSTP theo như đăng ký trong thuyết minh đề tài.

5. Đã xây dựng được quy trình và mô hình thiết bị ở quy mô pilot sản xuất 04 sản phẩm probiotic để phòng ngừa và tăng cường sức khoẻ sinh sản cho phụ 30 nữ, bao gồm Spobio Lacvagin hồng, Spobio Lacvagin tím, Livespo X-Oral, Livespo X-Secret.

6. Đã sản xuất vượt yêu cầu về số lượng và chất lượng các sản phẩm probiotic Lactobacillus sp. và Bacillus sp., bao gồm:

+ 3400 hộp Spobio Lacvagin (2000 hộp Lacvagin hồng và 1000 hộp Lacvagin tím) chứa chủng vi khuẩn Lactobacillus sp. (2-7 x 109 CFU/viên 500 mg, 30 viên/hộp), tương đương với 102.000 viên;

+ 22.310 hộp chứa chủng vi khuẩn Bacillus sp. (8060 hộp X-Oral 20 ống/hộp và 14250 hộp X-Secret 4 ống/hộp) (Bacillus tổng số 5-6 x109 CFU/ống 5ml), tương đương với 218.200 ống. Các sản phẩm này đều đạt chất lượng về độ sống của lợi khuẩn, mức độ nhiễm kim loại nặng, vi sinh vật, độ ẩm (với Spobio Lacvagin hồng và tím), pH và tỷ trọng (với LiveSpo X-Oral và LiveSpo X-Secret) để lưu hành trên thị trường vì đảm bảo đúng theo công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm của Bộ Y tế.

Nhóm đề tài kiến nghị cần tục tối ưu các điều kiện lên men để nâng cao hiệu suất thu hồi sản phẩm, tiếp tục nghiên cứu các điều kiện để kéo dài thời hạn bảo quản của sản phẩm Lacvagin và thử nghiệm lâm sàng các chế phẩm probiotics của đề tài với quy mô lớn hơn để có được những đánh giá chi tiết về hiệu quả của chế phẩm trên đối tượng phụ nữ Việt Nam.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu của Đề tài (Mã số 18990/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 5
Hôm nay: 1168
Tổng lượt truy cập: 3.263.408
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.