Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 07-12-2023

Nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc quy hoạch quản lý các khu bảo tồn biển Cát Bà và Cô Tô

Hiện tại, sản phẩm khai thác của tàu lưới kéo chủ yếu được bảo quản lạnh bằng nước đá và có các tồn tại: Cá không được làm lạnh ngay do chưa có công đoạn (và thiết bị) hạ nhiệt thủy sản trước khi bảo quản, do đó mất một lượng nhiệt lớn để hạ nhiệt độ cá trong quá trình bảo quản; hầm bảo quản không có dàn lạnh, nên nước đá tan nhanh; nhiệt độ trong hầm không duy trì ở 0 độ C (thường ở nhiệt độ 3-5 độ C). Do đó, thủy sản chỉ bảo quản trong khoảng 10 ngày; trong khi đó thời gian của 1 chuyến biển của tàu khai thác hải sản xa bờ từ 20-25 ngày. Do bảo quản bằng nước đá cho nên dẫn đến tổn thất sau thu hoạch của tàu lưới kéo là rất lớn từ 35% - 48%, trong khi các nghề khác thấp hơn, lưới vây (17,7%), lưới rê (22,8%) và câu vàng (23,0%).

Từ những vấn đề trên, nhóm nghiên cứu của PGS.TS. Đỗ Văn Khương tại Viện Nghiên cứu Hải sản đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu công nghệ bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu lưới kéo xa bờ”, trong thời gian từ năm 2013 đến năm 2016.

Đề tài hướng đến thực hiện mục tiêu: xây dựng được Quy trình công nghệ bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu lưới kéo xa bờ, áp dụng cho tàu >250 CV, công suất >5 tấn/ngày, trong 20 ngày hoạt động trên biển; thiết kế, chế tạo thành công thiết bị xử lý và bảo quản sản phẩm trên tàu phù hợp điều kiện sản xuất của ngư dân; và quy trình xây dựng có chất lượng sản phẩm tăng 30% so với quy trình hiện tại (của ngư dân).

Dưới đây là một số kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu:

(1) Sau khi nghiên cứu tình hình trong và ngoài nước, đề tài đưa ra định hướng là ứng dụng công nghệ làm lạnh kết hợp (lạnh ngâm và lạnh thấm) để xây dựng quy trình công nghệ bảo quản thủy sản trên tàu khai thác hải sản xa bờ phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay; nhằm khắc phục các tồn tại hiện nay là sản phẩm khai thác của tàu lưới kéo chủ yếu được bảo quản lạnh (bằng nước đá), thời gian bảo quản chưa dài (10-12 ngày); chưa đáp ứng khi tàu hoạt động dài ngày trên biển (từ 20-25 ngày).

(2) Đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thiết bị hạ nhiệt độ và bảo quản thủy sản quy mô Pilot (80-100 kg/mẻ) trên nguyên tắc ứng dụng công nghệ lạnh kết hợp. Kết quả thử nghiệm quy trình công nghệ bảo quản thủy sản trên thiết bị filot cho kết quả tốt và là cơ sở khoa học để triển khai trên tàu lưới kéo.

(3) Đã nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị hạ nhiệt độ thủy sản, công suất 5-6 tấn/ngày (600-700 kg/mẻ), thời gian hạ nhiệt < 1 giờ; cải tạo hầm bảo quản thủy sản, công suất 30-33 tấn (3 hầm). Hệ thống thiết bị vận hành tự động hóa, ổn định và hiệu quả.

(4) Kết quả thử nghiệm Quy trình công nghệ bảo quản thuỷ sản trên tàu lưới kéo xa bờ BTh 99567 TS cho kết quả tốt: chất lượng sản phẩm tăng trên 30%. Chất lượng cảm quan, hóa sinh đều nằm trong giới hạn an toàn thực phẩm. Giảm được từ 52,8% - 80,2% tổn thất về khối lượng (trọng lượng) so với bảo quản bằng mước đá. Thời gian bảo quản thủy sản là 25 ngày (bảo quản bằng nước đá < 10 ngày).

Kết quả của đề tài là một trong những cơ sở tạo ra sản phẩm thủy sản sau thu hoạch có chất lượng tốt. Đây là nguyên liệu đảm bảo để sản xuất sản phẩm thủy sản có chất lượng tốt nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu cho ngành thủy sản, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản tiêu dùng trong nước.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19190/2017) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 10
Hôm nay: 218
Tổng lượt truy cập: 3.262.458
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.