Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 16-09-2024

Nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất bún dạng mini dùng gạo lứt trang bị cho các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu ẩm thực Việt nam trên toàn thế giới

Trong thời gian từ năm 2018 đến năm 2021, PGS. TS. Trần Doãn Sơn, Trường đã phối hợp với các cộng sự tại Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh thực hiện đề tài: “Nghiên cứu công nghệ, thiết kế, chế tạo thiết bị sản xuất bún dạng mini dùng gạo lứt trang bị cho các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài nước nhằm quảng bá thương hiệu ẩm thực Việt nam trên toàn thế giới”.

 

Đề tài hướng đến thực hiện mục tiêu làm chủ được quy trình công nghệ sản xuất bún tươi với các công đoạn được rút ngắn hơn so với quy trình truyền thống; thiết kế và chế tạo hệ thống thiết bị sản xuất bún tươi từ gạo lứt nhỏ gọn với mức độ tự động hóa cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, thích hợp trang bị cho các nhà hàng, khách sạn trong và ngoài nước; tạo ra sản phẩm bún tươi từ gạo lứt đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm

Thiết bị sản xuất bún từ gạo lứt do nhóm nghiên cứu chế tạo, đáp ứng các thông số kỹ thuật đề ra (năng suất trung bình khoảng 20-25 kg/giờ) với kích thước của thiết bị nhỏ gọn, phù hợp trang bị cho các nhà hàng, khách sạn. Thiết bị có thể sản xuất được nhiều loại bún khác nhau như bún lá, bún rối, bún bò huế, bánh canh từ hai loại nguyên liệu đó là gạo lứt và gạo xát trắng thường. Chất lượng sản xuất bún trên thiết bị tương đương bún trên thị trường. Chất lượng thiết bị đáp ứng các tiêu chuẩn nhập khẩu vào châu Âu.

Thiết bị có các ưu điểm là:

- Thiết bị không cần hấp;

- Thiết bị có hỗ trợ hấp;

- Thiết bị điều khiển vi mạch, được kết hợp với thiết bị xay gạo.

Sau khi thiết bị được thử nghiệm và hoàn thiện, nhóm thực hiện đề tài đã tiến hành thương mại sản phẩm trong và ngoài nước.

Thiết bị sản xuất bún, bao gồm cơ cấu ép đùn bột nước” đã được cấp bằng với số hiệu 2065 ngày 20/6/2019. Giải pháp hữu ích này đã nhận được giải nhì về sáng chế do TP. Hồ Chí Minh tổ chức năm 2019-2020.

Sáng chế với tên đăng ký “Thiết bị và quy trình sản xuất bún gạo lứt”. Đơn sáng chế trên đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam chấp nhận đơn hợp lệ với số 15585w/QĐ-SHTT ngày 12/10 /2020. Hiện nay, Đề tài đang chờ cấp bằng theo thời gian qui định. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Quỹ Nafosted cũng như quy định tại Thông tư số 40/2014/TT-BKHCN đối với sáng chế chưa được cấp bằng, Đề tài đã được Viện Khoa học Sở hữu Trí tuệ của Bộ KH&CN đã thẩm định và xác nhận về khả năng bảo hộ của sáng chế trên, văn bản số TT001-21/BCKQ, ngày 18/6/2021.

Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên các tạp chí quốc tế và tạp chí trong nước.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20088/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 44
Hôm nay: 986
Tổng lượt truy cập: 3.491.787
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!