Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 18-09-2024

Xây dựng quy trình nhân giống 3 loài cây thủy sinh trong bể cá

TP. Hồ Chí Minh là trung tâm cá cảnh lớn nhất nước với nhiều cơ sở doanh nghiệp nuôi trồng, nghiên cứu và sản xuất kinh doanh nhiều giống cá cảnh. Vì vậy, nhu cầu hồ thủy sinh ngày càng tăng. Tuy nhiên, hầu hết loài cây thủy sinh hiện nay đều được nhập từ Thái Lan, Trung Quốc, Singapore, Indonesia giá thành cao. Ba loài cây thủy sinh gồm có trầu bà nhỏ, cây Bucep và cây tiêu thảo lá nhăn, được người nuôi cá cảnh ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói chung ưa chuộng bởi chúng đẹp, lạ và có sức sống tốt.

Thử nghiệm trồng cây Bucep trong hồ thủy sinh

Nhằm tạo ra các giống thủy sinh sạch bệnh, đáp ứng nhu cầu thị trường cá cảnh, nhóm nghiên cứu tại Viện Sinh học nhiệt đới đã xây dựng quy trình nhân giống ba loài cây thủy sinh Tiêu thảo lá nhăn, Bucep và Trầu bà lá nhỏ phục vụ thị trường cá cảnh.

Các tác giả đã thu thập 36 mẫu cây thủy sinh (gồm có 12 mẫu Tiêu thảo lá nhăn, 12 mẫu Bucep và 12 mẫu Trầu bà lá nhỏ) trực tiếp tại thị trường cây thủy sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và được khử trùng, làm sạch virus phục vụ cho việc nhân giống in vitro.

Kết quả thí nghiệm cho thấy, đối với cây trầu bà lá nhỏ, môi trường nuôi cấy cảm ứng chồi hiệu quả là MS, 30g/l sucrose và bổ sung 2.0 mg/l BA, kết hợp NAA nồng độ 0.1 mg/l. Hệ số nhân chồi đạt 19.93 và hệ số nhân khối lượng là 6.68 sau 8 tuần nuôi cấy lỏng lắc. Cây trong giai đoạn trồng ở hồ có điều kiện thích hợp là pH từ 6 - 7, cường độ chiếu sáng 1.000 lux, với thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày, nhiệt độ 24 độ C

Đối với cây Bucep, môi trường cảm ứng tạo chồi hiệu quả là MS, 30 g/l sucrose và bổ sung 1,5 mg/l BA, kết hợp 0.05 mg/l NAA. Hệ số nhân chồi đạt 13.03 và hệ số nhân khối lượng 3.63 sau 8 tuần nuôi cấy lỏng lắc. Trong giai đoạn trồng hồ, điều kiện thích hợp là pH từ 6 - 7, cường độ chiếu sáng 1.000 lux, với thời gian chiếu sáng 12 giờ/ngày, nhiệt độ 24 độ C.

Với cây tiêu thảo lá nhăn, môi trường cảm ứng tạo chồi hiệu quả là MS, 30 g/l sucrose và bổ sung 1,5 mg/l BA, kết hợp 0.1 mg/l NAA. Hệ số nhân chồi đạt 22.7 và hệ số nhân khối lượng 9.49 sau 8 tuần nuôi cấy lỏng lắc. Trong giai đoạn trồng hồ, điều kiện thích hợp là pH từ 6-7, cường độ chiếu sáng 2500 lux, với thời gian chiếu sáng 10 giờ/ngày, nhiệt độ 27 độ C.

Bên cạnh việc xây dựng quy trình nhân giống in vitro, quy trình thuần dưỡng, nhóm tác giả cũng đã sản xuất 1.500 cây giống thuộc ba loài cây thủy sinh nói trên. Các sản phẩm cây con khỏe mạnh, đạt chất lượng.

Quy trình nhân giống các cây thủy sinh có tỷ lệ nhân giống như trên là khá cao, đáp ứng nhu cầu giống cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh cây thủy sinh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh.

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 67
Hôm nay: 830
Tổng lượt truy cập: 3.491.631
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!