Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Chuyển đổi số

Ngày đăng: 06-08-2024

Đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống mặt trận Quảng Trị

Thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW của Bộ Chính trị “về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư” và Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 4/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Trị về chuyển đổi số tỉnh Quảng Trị đến năm 2025 định hướng đến năm 2030, MTTQ Việt Nam các cấp trong tỉnh đã nhanh chóng cập nhật, ứng dụng công nghệ thông tin, triển khai có hiệu quả công tác chuyển đổi số.

Hội đồng tư vấn nghiệm thu đề tài công nghệ thông tin của Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh - Ảnh: N.PHONG

Theo đó, trong nhiệm kỳ 2019- 2024, MTTQ Việt Nam tỉnh đã tích cực triển khai xây dựng các hệ thống phần mềm ứng dụng chuyển đổi số nhằm đem lại tiện ích, giảm thời gian, chi phí trong quá trình triển khai thực hiện; đồng thời tăng cường sự tương tác của người dân, tiếp thu ý kiến của người dân trong các hoạt động.

Cụ thể, Cổng thông tin điện tử Mặt trận Quảng Trị được nâng cấp mở rộng, kết nối với Cổng thông tin điện tử 10 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh, đăng tải kịp thời, chính xác các hoạt động của MTTQ Việt Nam các cấp, các hoạt động chính trị, xã hội lớn của tỉnh, các chủ trương, chính sách liên quan trực tiếp đến Nhân dân. Cổng thông tin điện tử cứu trợ-thiện nguyện tỉnh Quảng Trị đưa vào sử dụng trên các nền tảng máy tính và trên các thiết bị điện thoại di động.

Tính đến tháng 7/2024, cổng đã công khai 12 cuộc vận động do Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Quảng Trị thực hiện, số tiền và nhu yếu phẩm được công khai hơn 200 tỉ đồng. Trang fanpage của mặt trận: https://www.facebook. com/ ubmtquangtri và zalo Official Account zalo.me/matranquangtri vừa thông tin tuyên truyền kịp thời đến người dân, vừa tham gia đấu tranh, phản bác các thông tin phản động, xuyên tạc, không đúng sự thật trên mạng xã hội.

Phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc với 100% cán bộ công chức của cơ quan Ủy ban MTTQ Việt Nam từ cấp tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố đều có tài khoản và sử dụng hằng ngày trong công việc, 125/125 tài khoản cho Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam các xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh sử dụng hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc trong hệ thống Mặt trận.

Trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp, công tác tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV, đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 diễn ra trong bối cảnh COVID-19 diễn biến phức tạp, MTTQ Việt Nam tỉnh đã phát huy tối đa hiệu quả công nghệ thông tin, mạng xã hội trong công tác tuyên truyền như duy trì thường xuyên, liên tục tuyên truyền bầu cử trên sóng truyền hình, chuyên mục Mặt trận và Cuộc sống trên Báo Quảng Trị điện tử; đăng tải các thông tin chính thống lên mạng xã hội, góp phần đấu tranh các luận điệu xuyên tạc, sai trái của các thế lực thù địch.

Thực hiện chế độ báo cáo, tổng hợp ý kiến người dân, tổng hợp kết quả bỏ phiếu, tỉ lệ cử tri đi bầu cử được điều hành qua Cổng thông tin điện tử Mặt trận. Ngoài ra, MTTQ Việt Nam tỉnh đã ứng dụng CNTT trong triển khai xây dựng và thực hiện các nội dung đột phá trong xây dựng và triển khai hai đề án trọng tâm về “Tăng cường thực hành dân chủ, sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong Nhân dân” và “Nâng cao chất lượng công tác nắm bắt thông tin, tình hình dư luận xã hội trong Nhân dân của Mặt trận các cấp trong tỉnh” như xây dựng phần mềm điều tra, khảo sát online với số lượng 1.000 phiếu/1 chuyên đề; việc nhập liệu, kiểm tra bảng hỏi hay lập các báo cáo phân tích, tổng hợp số liệu...đều được thực hiện thông qua phần mềm trực tuyến, nhờ đó kết quả khảo sát được chính xác, khách quan.

Chuyển đổi số là nội dung cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; là giải pháp quan trọng hàng đầu trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị; là công cụ tạo đột phá trong cải cách hành chính; là mục tiêu và động lực tăng trưởng kinh tế, giải quyết có hiệu quả các vấn đề xã hội của địa phương. Đặc biệt, chuyển đổi số sẽ tạo điều kiện cho người dân được tham gia nhiều hơn trong quá trình hoạch định và thực thi các chính sách, được bày tỏ những quan điểm cá nhân thông qua quyền tiếp cận thông tin. Vì vậy, phương thức hoạt động của công tác mặt trận cũng cần được vận động, chuyển đổi để thích nghi với quá trình chuyển đổi số.

Đặc biệt, qua công tác chỉ đạo Đại hội MTTQ Việt Nam cấp xã, cấp huyện nhiệm kỳ 2024-2029 đã gắn công tác chuyển đổi số vào quá trình tổ chức để đại hội thực sự là sự kiện chính trị quan trọng, có sức lan tỏa trong các tầng lớp nhân dân về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc vừa là những điểm nhấn khác biệt khi ứng dụng chuyển đổi số để tổ chức đại hội tạo nên không khí trang nghiêm, hiện đại, đổi mới.

Đại hội đã tạo mã QR để tải thông tin, tài liệu của đại hội cho đại biểu; các đồ họa thông tin (infographic) về các nội dung đại hội được đầu tư kỹ lưỡng nhằm cung cấp thông tin cho người dân được biết về các nội dung cơ bản của đại hội, mã QR về văn kiện đại hội được công khai trong infographic qua đó có thể lấy ý kiến rộng rãi trong các tầng lớp nhân dân; báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết đại hội nhiệm kỳ trước được minh họa bằng phóng sự, trình chiếu hình ảnh, tạo sức lôi cuốn, sinh động; công tác tuyên truyền được đẩy mạnh trên các nền tảng mạng xã hội; thiết kế logo (biểu trưng) riêng cho từng đại hội; thiết kế trailer tuyên truyền, giới thiệu đại hội, khung thay hình đại diện trên mạng xã hội; tổ chức phát trực tiếp các ngày làm việc của đại hội trên trang tương tác mạng xã hội...Việc ứng dụng CNTT và tuyên truyền trên nền tảng số, các trang Fanpage của MTTQ Việt Nam các cấp thật sự có những nét tươi mới, sáng tạo.

Những kết quả bước đầu trong thực hiện chuyển đổi số của MTTQ Việt Nam tỉnh đã làm thay đổi nhận thức, tư duy, thay đổi nội dung, phương thức hoạt động của hệ thống và cán bộ Mặt trận; giúp tiết kiệm thời gian, kinh phí, nhân lực. Chuyển đổi số đã có tính lan tỏa nhanh, rộng từ công tác tuyên truyền, các phong trào, cuộc vận động do Mặt trận và các tổ chức thành viên chủ trì. Xây dựng được niềm tin từ Nhân dân, tổ chức, nhà hảo tâm nhờ công khai, minh bạch và thực hành dân chủ sâu rộng trong mọi hoạt động của mặt trận; là công cụ hiệu quả nhất về quản trị, nâng cao năng lực giám sát của Nhân dân đối với các hoạt động, nhất là hoạt động cứu trợ, thiện nguyện.

Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh triển khai các hệ thống công nghệ thông tin cho khối mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội trên địa bàn thị xã Quảng Trị -Ảnh: N. PHONG

Chuyển đổi số là một quá trình tất yếu của xã hội phát triển và được thực hiện trên cả ba trụ cột gồm chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Trong đó đối với hệ thống mặt trận các cấp cần xác định rõ nhóm nội dung chủ yếu, đối tượng phục vụ, từ đó thay đổi cách làm, tích cực ứng dụng các nền tảng số để phục vụ cho công tác. Vì vậy cần quan tâm thực hiện các giải pháp chủ yếu sau:

Một là, cần xác định rõ phương thức tiếp cận và chiến lược chuyển đổi số. Với vai trò và sứ mệnh của MTTQ trong giai đoạn hiện nay, Ủy ban MTTQ Việt Nam từ tỉnh đến cơ sở thống nhất tầm nhìn trong chuyển đổi số, hướng đến xây dựng cơ sở chính trị vững chắc của chính quyền nhân dân. Dựa vào dân để khơi dậy khát vọng phát triển, góp phần xây dựng quê hương ngày một đổi mới, phát triển.

Hai là, xác định rõ những giá trị cốt lõi và kết quả đạt được của công tác chuyển đổi số trong hệ thống MTTQ bằng giá trị mang lại cho các bên hữu quan; làm cho tổ chức mặt trận càng rộng rãi, chặt chẽ và thống nhất. Xây dựng khối đại đoàn kết ngày càng mạnh mẽ, bền vững, trở thành sức mạnh to lớn để vượt qua khó khăn, thách thức. Sự phát triển bền vững và hài lòng của người dân, tổ chức là công cụ đánh giá kết quả hành động, nhất là sinh kế bền vững, nơi ở an toàn cho người nghèo, đối tượng yếu thế trong xã hội. Dân chủ và minh bạch trong mọi hoạt động xã hội, trách nhiệm giải trình và dịch vụ công tốt sẽ đem đến sự tin tưởng, ủng hộ của xã hội, tổ chức, mạnh thường quân.

Ba là, xây dựng hình ảnh người cán bộ Mặt trận trong kỷ nguyên số đó là: Nhiệt huyết-với động lực làm việc tích cực; không ngại khó khăn; tiên phong, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm. Hội nhậpcó đủ năng lực làm việc trong môi trường quốc tế; ứng dụng hiệu quả thành tựu 4.0, các kỹ năng quản trị bản thân và công việc. Khát vọng-có mục tiêu phấn đấu cao đối với bản thân và công việc, luôn nỗ lực để đạt được mục tiêu.

Bốn là, xác định rõ nhóm ngành chủ lực, đối tượng phục vụ của chuyển đổi số. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Phát huy truyền thống đoàn kết, gia tăng sự đồng thuận trong Nhân dân thông qua thực hành dân chủ. Ứng dụng thế mạnh số vào tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Hoạt động an sinh xã hội phục vụ người dân khu vực chịu ảnh hưởng thiên tai, dịch bệnh, người nghèo, các hoàn cảnh khó khăn. Hoạt động cứu trợ kêu gọi, vận động các nguồn cứu trợ hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh. Giám sát, phản biện chính sách, pháp luật; giám sát hoạt động của các tổ chức nhà nước, cán bộ, đảng viên.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 9
Hôm nay: 1697
Tổng lượt truy cập: 3.942.850
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!