Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 11-07-2024

Phương pháp ghép thêm gốc phụ cho cây sầu riêng

Cây trồng được ghép thêm gốc phụ sẽ phát triển rất tốt. Mỗi gốc phụ được ương từ hạt nên di truyền khác nhau, khi ghép sẽ bổ trợ rất tốt cho cây chủ. Nhất là vấn đề chống chịu với bệnh hại, hút nước rất tốt. Khi một bộ rễ bị bệnh sẽ có bộ rễ khác nuôi cây. Về số lượng, ông khuyến cáo nên ghép thêm từ 2 - 3 gốc phụ là đã phát huy hiệu quả, không nhất thiết phải nhiều.

 

Sầu riêng được ghép thêm bộ rễ phụ chống chọi tốt với bệnh hại, tăng cường trao đổi dưỡng chất, nước, đặc biệt là chống đổ ngã ở những vùng cao, thoáng đãng, nhiều gió. Kỹ thuật ghép thêm gốc phụ cho cây ăn trái như sầu riêng, chanh, bưởi, cam… đã được các nhà khoa học khuyến cáo thực hiện từ nhiều năm nay.

Gần đây, phong trào trồng sầu riêng phát triển mạnh, bà con rất quan tâm lựa chọn cây giống chất lượng, trong đó có việc lựa chọn cây có nhiều gốc phụ.

Ông Nguyễn Công Thành, là chủ cơ sở cây giống Tư Thành tại xã Sơn Định, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre cho biết, cách đây 30 năm, khi ông mua cây giống sầu riêng ở Thái Lan, người ta có chia sẻ về kỹ thuật ghép thêm gốc phụ và tặng cho ông một quyển “giáo trình” để thực hành ghép. Thử nghiệm phương pháp này hàng chục năm qua tại vườn nhà ông Thành và các khu vực vùng cao ở miền Đông Nam bộ cho thấy hiệu quả và nhiều lợi ích. Nhiều gốc phụ sẽ giúp cây trồng đứng vững ở vùng đồi núi, nhiều gió. Cây có nhiều bộ rễ sẽ tăng cường hút nước, dinh dưỡng, đáp ứng đủ nhu cầu của cây. Khi bộ rễ chính bị bệnh, chẳng hạn như khi nấm Phytophthora tấn công làm tổn thương cây thì vẫn còn các bộ rễ phụ khỏe mạnh để hút dưỡng chất, duy trì sự sống cho cây. Do đó, nếu chủ vườn phát hiện bệnh sớm, sẽ có thêm thời gian trị bệnh, phục hồi cây.

Ngoài ra, một điểm quan trọng, nếu có nhiều gốc ghép hầu như cây sầu riêng không bị thắt cổ chai ở gốc.

Cây bị thắt cổ chai ngay gốc khi gặp gió to rất dễ bị gãy ở vị trí này. Việc ghép gốc phụ có nhiều cái lợi bởi cây lớn tương đối khá, sau này không bị thắt cổ chai ở gốc bởi khi cây lớn lên sẽ có thêm 2 - 3 gốc phụ cùng với gốc chính liền lại thành một khối, tỷ lệ cổ chai gần như không có. Phương pháp này đã có từ lâu chứ không phải mới đây.

Giá bán cây giống có nhiều gốc ghép sẽ phụ thuộc theo số lượng gốc phụ. Giá cây giống sầu riêng bình thường là 100 nghìn đồng/cây, có thêm 1 gốc phụ là 120 nghìn đồng, 4 gốc phụ thì từ 180 - 200 nghìn đồng/cây.

Hiện các địa phương thuộc vùng Tây Nguyên như Đắk Lắk và Đắk Nông có xu hướng đặt hàng cây sầu riêng giống có ghép thêm nhiều gốc phụ. Phương pháp này cũng áp dụng được với các loại cây được nhân giống bằng phương pháp ghép cành như bưởi, chanh, cam, mít…

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 7
Hôm nay: 1265
Tổng lượt truy cập: 3.961.951
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!