Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 27-08-2024

Xây dựng mô hình sản xuất, sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững tại tỉnh Quảng Nam

Tỉnh Quảng Nam trong thời gian tới sẽ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng đa dạng hóa và hợp lý, xây dựng nông thôn mới theo hướng phát triển bền vững. Vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội là phải bền vững, an toàn và đảm bảo an ninh lương thực, nghĩa là phải nâng cao hiệu quả đối với cây trồng, hạn chế đến mức thấp nhất sự ô nhiễm làm phương hại đến môi trường sống của chúng ta. Hiện nay, nhiều nước tiên tiến trên thế giới đã xem việc ứng dụng công nghệ vi sinh là cốt lõi để giải quyết vấn đền này; hàng loạt thành tựu nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vi sinh ra đời; đặc biệt là việc phân lập, sử dụng các loại chế phẩm vi sinh, nấm có ích giúp phân giải, tổng hợp các chất vô cơ… thành hữu cơ phức hợp nhằm tăng khả năng hấp thụ và tăng nhanh năng suất, chất lượng cây trồng, cải tạo đất, tạo sinh chất giữ ẩm cho đất, tạo ra sản phẩm nông nghiệp an toàn và giúp nông nghiệp phát triển bền vững, góp phần bảo vệ môi trường sống.

Tại Quảng Nam, nông dân ở một số huyện trên địa bàn tỉnh đã tiếp nhận và sử dụng các sản phẩm vi sinh có chức năng tương tự sản phẩm của dự án như: chế phẩm BIMA, NOLATRI, TRI- CAB, EMIC, Trichoderma của Viện công nghệ sinh học và môi trường Tp. HCM, chế phẩm FBP, các loại chế phẩm, phân bón hữu cơ vi sinh được sản xuất tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ...

Mycorrhiza là sự cộng sinh giữa rễ thực vật và các nấm thuộc họ Glomoreace. Sự hình thành nấm rễ có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật, đặc biệt là các cây trồng cạn. Thông qua hệ sợi nấm cộng sinh xung quanh vùng rễ, Mycorrhiza giúp tăng khả năng huy động nước và các chất dinh dưỡng, cải thiện độ tơi xốp của đất, hỗ trợ các vi sinh vật lợi trong rễ cũng như ngăn chặn cơ học sự xâm nhập của nguồn bệnh bằng cấu trúc sợi nấm đan xen trong rễ cây, sản sinh các hợp chất kháng sinh (antibiotic), cạnh tranh dinh dưỡng với vi sinh vật gây bệnh, góp phần làm tăng sức đề kháng cho cây chủ.

Xuất phát từ những phân tích thực tế nêu trên tại tỉnh Quảng Nam, Chủ nhiệm dự án Huỳnh Hữu Thắng cùng nhóm nghiên cứu tại Trung tâm Khoa học và Công nghệ đề xuất thực hiện dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất, sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững tại tỉnh Quảng Nam” với mục tiêu xây dựng mô hình sản xuất, sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza nhằm tăng độ phì, nâng cao độ ẩm cho đất, tăng năng suất cây trồng, tăng hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp tại tỉnh Quảng Nam.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Tiếp nhận chuyển giao 13 quy trình công nghệ về sản xuất và sử dụng chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất, chế phẩm nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza cho các loại cây trồng chính của dự án.

Xây dựng được 2 mô hình sản xuất chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và chế phẩm nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza, đảm bảo số lượng 10 tấn chế phẩm/loại. Chế phẩm đảm bảo chất lượng.

Xây dựng được 4 mô hình khảo nghiệm sử dụng 2 loại chế phẩm cho các loại cây trồng chính của dự án: cây ngô, cây rau (khổ qua, cải xanh), cây đậu xanh và cây bưởi (da xanh, trụ lông và Tiên Hiệp). Kết quả cụ thể như sau:

và cây bưởi (da xanh, trụ lông và Tiên Hiệp). Kết quả cụ thể như sau: - Xác định được công thức sử dụng chế phẩm vi sinh có hiệu quả nhất với từng cây trồng, cụ thể như sau:

Cây khổ qua (lượng bón cho 01 ha): Sử dụng 08 tấn phân chuồng hoai mục + 400 kg NPK (16-16-8) + 30 kg chế phẩm EMV-QNa1. 

Cây cải xanh (lượng bón cho 01 ha): Sử dụng 05 tấn phân chuồng hoai mục + 112 kg NPK (16-16-8) + 30 kg chế phẩm EMV-QNa1. 

Cây đậu xanh (lượng bón cho 01 ha): Sử dụng 05 tấn phân chuồng hoai mục + 160 kg NPK (16-16-8) + 30 kg chế phẩm EMV-QNa1. 

Cây ngô (lượng bón cho 01 ha): + Sử dụng 180 kg NPK (16-16-8) + 30 kg chế phẩm EMV-QNa1.  Sử dụng 180 kg NPK (16-16-8) + 50 kg chế phẩm EMV-QNa2. 

Cây bưởi (lượng bón cho 01 cây):  Sử dụng 15 kg phân chuồng hoai mục + 0,45 kg phân NPK (16-16-8) + 20 gam chế phẩm EMV-QNa1.

Sử dụng 15 kg phân chuồng hoai mục + 0,45 kg phân NPK (16-16-8) + 150 gam chế phẩm EMV-QNa2.

Các mô hình khảo nghiệm cây ngắn ngày đều đảm bảo năng suất tăng trên 15%, hiệu quả kinh tế tăng trên 15% so với mô hình đối chứng.

Đào tạo được 8 kỹ thuật viên cơ sở nắm vững, làm chủ được các quy trình công nghệ về sản xuất và sử dụng các loại chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và chế phẩm nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza.

Tập huấn hướng dẫn kỹ thuật cho 300 lượt nông dân về kỹ thuật sử dụng các loại chế phẩm cho 07 loại cây trồng chính ở các mô hình của dự án (cây ngô, khổ qua, cải xanh, đậu xanh, cây bưởi da xanh, trụ lông và Tiên Hiệp) theo hướng sản xuất nông nghiệp an toàn, bền vững. Trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết để phục vụ cho sản xuất chế phẩm vi sinh vật cải tạo đất và chế phẩm nấm rễ cộng sinh Mycorrhiza.

Có thể tìm đọc toàn văn báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 20010/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 10
Hôm nay: 556
Tổng lượt truy cập: 3.950.575
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!