Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Công nghệ - Sản phẩm

Ngày đăng: 30-06-2022

Ứng dụng công nghệ robot chế tạo thiết bị phục hồi chức năng cho người đột quỵ

Đây là kết quả của nhiệm vụ "Nghiên cứu và chế tạo thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cho khớp cổ tay" do TS. Phan Gia Hoàng làm chủ nhiệm.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây cũng là nguyên nhân thường gặp nhất gây nên khuyết tật trầm trọng, phổ biến ở người lớn tuổi. Trên thế giới, chỉ có 15-30% người bệnh sống sót sau đột quỵ độc lập về chức năng và khoảng 40-50% độc lập một phần. Đáng chú ý, có đến 80% người bị đột quỵ có những khiếm khuyết chi trên và chỉ một số ít trường hợp bệnh nhân có biểu hiện phục hồi hoàn toàn tính đến thời điểm 6 tháng sau khởi phát đột quỵ. Nhóm còn lại các chức năng bị ảnh hưởng nghiêm trọng dẫn đến sự phụ thuộc chủ yếu vào sự chăm sóc của người khác như: tắm rửa, ăn uống, di chuyển… gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và sức khỏe tinh thần của người bệnh.

Nhằm hỗ trợ bệnh nhân bị khuyết tật vận động chi trên khôi phục được chức năng vận động, TS. Phan Gia Hoàng và các cộng sự tại Đại học Bách khoa TP. HCM đã nghiên cứu và chế tạo thiết bị hỗ trợ tập luyện phục hồi chức năng chi trên bằng cách áp dụng công nghệ robot.

TS. Phan Gia Hoàng cho biết, thiết bị có phần cơ khí có 2 bậc tự do, phù hợp với chuyển động gập - duỗi của cổ tay và xoay cẳng tay. Ngoài ra, nhóm còn thiết kế phần mềm các bài tập phục hồi chức năng dưới hình thức 6 trò chơi tương tác gồm: gập, duỗi, quay sấp, quay ngửa và hai bài kết hợp cả hai chuyển động. Đặc biệt, mỗi trò chơi có 6 mức độ để bệnh nhân tương tác và trở lực do động cơ tạo ra sẽ thay đổi, tăng dần mức độ khó. Ngoài ra, thiết bị cũng có chế độ giúp bệnh nhân dùng tay bình thường tập cho tay cần phục hồi.

Được biết, thiết bị hỗ trợ phục hồi chức năng cho khớp cổ tay hiện đang được thử nghiệm trên các bệnh nhân bị chấn thương và tai biến tay tại bệnh viện Gia An 115, (TP. HCM). 

Đại diện nhóm nghiên cứu chia sẻ, nhóm sẽ tiếp tục phát triển bộ phần cứng và phần mềm cho thiết bị lên mức 3 bậc tự do để hỗ trợ chuyển động các khớp cổ tay uyển chuyển hơn. Nhóm cũng mong muốn được thử nghiệm lâm sàng trên nhiều bệnh nhân hơn để sớm thương mại hóa sản phẩm.

https://congnghiepcongnghecao.com.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 7
Hôm nay: 51
Tổng lượt truy cập: 4.029.052
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!