Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai”
Tin tức - Sự kiện: Tin hoạt động Sở

Ngày đăng: 22-12-2023

Hội nghị Tổng kết hoạt động khoa học và công nghệ cấp huyện năm 2023

Thực hiện Kế hoạch hoạt động Khoa học và Công nghệ năm 2023, ngày 21/12/2023, Sở KH&CN tổ chức “Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN cấp huyện năm 2023 và định hướng hoạt động năm 2024”. Tham dự Hội nghị, về phía sở KH&CN có ông Đào Ngọc Hoàng - Phó Giám đốc Sở chủ trì hội nghị; cùng toàn thể CBCC Khối Văn phòng Sở, Lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc Sở; Trưởng, phó các phòng của 02 Trung tâm thuộc Sở. Về phía UBND các huyện, thị xã, thành phố có: Đại diện Lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh; Đại diện Lãnh đạo và chuyên viên phụ trách KH&CN các phòng Kinh tế, Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố.

Ông Đào Ngọc Hoàng, PGĐ Sở KH&CN phát biểu tại hội nghị

Tại Hội nghị, đồng chí Tạ Sáu – Trưởng phòng Quản lý Khoa học đã trình bày tóm tắt báo cáo tổng kết hoạt động KH&CN cấp huyện, thị xã, thành phố, trong thời gian qua, đồng thời đưa ra những nhiệm vụ về KH&CN cấp huyện năm 2024 và định hướng hoạt động trong những năm tiếp theo.

Một số kết quả về công tác chỉ đạo hoạt động KH&CN Cấp huyện năm 2023 của sở KH&CN

Trong năm 2023,  thực hiện chức năng của cơ quan chuyên môn tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu, ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động KH&CN cấp huyện cụ thể như sau: Ngay từ đầu năm, Sở Khoa học và Công nghệ ban hành Thông báo về việc đề xuất/đặt hàng nhiệm vụ khoa học và công  nghệ cấp tỉnh và cấp cơ sở, bắt đầu thực hiện năm 2023; Công văn số 782/SKHCN-QLKH ngày 22/8/2023 V/v yêu cầu báo cáo sơ kết hoạt động KH&CN cấp huyện 09 tháng đầu năm 2023 và định hướng hoạt động KH&CN trong thời gian tới; Ban hành các quyết định về việc thành lập Hội đồng tư vấn và tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả 2 nhiệm vụ KH&CN không sử dụng ngân sách nhà nước và Quyết định công nhận thành lập Doanh nghiệp KH&CN cho 2 DN là Công ty TNHH một thành viên Cao dược liệu Mai Thị Thủy và Công ty Dược liệu Trường Sơn. Ngoài ra, Sở KH&CN cũng đã ban hành Quyết định thành lập các Hội đồng thẩm định dự án ứng dụng, nhân rộng kết quả KH&CN trên địa bàn tỉnh để hỗ trợ chính cách kịp thời cho người dân và doanh nghiệp. Ban hành các công văn hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án 324 về “ứng dụng chế phẩm VSV trong sản xuất nông nghiệp”.

Để triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề cấp thiết ở địa phương, thời gian qua Sở KH&CN đã Quyết định phê duyệt  nội dung và kinh phí và triển khai thực hiện 11 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở xét giao trực tiếp, bắt đầu thực hiện năm 2023. Sở đã hỗ trợ kinh phí và phối hợp với UBND huyện Triệu Phong tổ chức thành công Hội thảo khoa học: “Hệ thống di tích chúa Nguyễn tại huyện Triệu Phong - Những giá trị lịch sử, văn hoá và định hướng bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản”.

 

Toàn cảnh hội nghị


Kết quả hoạt động KH&CN cấp huyện năm 2023.

Trong năm 2023, hoạt động KH&CN cấp huyện đã chủ động triển khai và phối hợp với các phòng, đơn vị của Sở KH&CN thực hiện các nhiệm vụ và đã đạt được một số kết quả khả quan.
Công tác kiện toàn các Hội đồng KH&CN cấp huyện: Đến nay có 09/09 phòng KT/KT-HT cấp huyện đã kiện toàn Hội đồng KH&CN cấp huyện và tăng cường các hoạt động của Hội đồng ngày càng có hiệu quả. Các phòng chuyên môn đã tham mưu UBND cấp huyện ban hành kế hoạch hoạt động KH&CN năm 2023 sát đúng với tình hình thực tế ở địa phương. Đồng thời, tổ chức họp HĐKH cấp huyện để tư vấn lựa chọn, phê duyệt và đăng ký danh mục các nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở để triển khai thực hiện trong năm 2023.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về KH&CN: đã được các huyện quan tâm thực hiện thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn về Hệ thống QLCL-TCVN ISO 9901: 2015; hướng dẫn đăng ký xây dựng tiêu chuẩn cơ sở, truy xuất nguồn gốc sản phẩm hàng hóa và các lớp tập huấn triển khai các Văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về Chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả KH&CN giai đoạn 2022-2026.

Công tác phối hợp thanh tra, kiểm tra: Các huyện, thị xã, thành phố đã chủ động phối hợp với các ban, ngành liên quan tham mưu UBND huyện xây dựng kế hoạch, thành lập và tổ chức các Đoàn kiểm tra liên ngành, thanh tra, kiểm tra về điều kiện sản xuất - kinh doanh, về TC-ĐL-CL hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm....theo quy định của pháp luật. Kết quả đã từng bước nâng cao nhận thức pháp luật của các cơ sở kinh doanh, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, góp phần bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Công tác quản lý nhà nước về KH&CN ở các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh:
Thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền cấp huyện, sự chủ động của các phòng Kinh tế/Kinh tế-Hạ tầng phối hợp với các phòng chuyên môn cấp huyện và sự hướng dẫn chỉ đạo của các phòng, đơn vị trực thuộc Sở KH&CN; hoạt động KH&CN của từng huyện, thị xã, thành phố đã đạt được một số kết quả quan trọng trên các lĩnh vực, trong đó tiêu biểu là hoạt động nghiên cứu khoa học, hỗ trợ ứng dụng chuyển giao công nghệ.

Một số huyện, thị xã, thành phố có kết quả tiêu biểu

Huyện Vĩnh Linh: Trong năm 2023, Hội đồng KH&CN huyện Vĩnh Linh đã thẩm định và phê duyệt triển khai thực hiện 2 nhiệm vụ KH&CN cơ sở gồm: Dự án:“Ứng dụng công nghệ tưới nước và tưới phân theo phương pháp tưới phun sương trong trồng và chăm sóc cây ăn quả trên địa bàn khóm 4, thị trấn Bến Quan, huyện Vĩnh Linh” với kinh phí là 31.060.000 đồng và Dự án“Ứng dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi bò thịt bằng hình thức nuôi nhốt tại thôn Huỳnh Công Đông, xã Trung Nam, huyện Vĩnh Linh”, với kinh phí là 60.480.000 đồng, ....

Huyện Triệu PhongTrong năm 2023, đã phối hợp với Tổng Công ty Thương mại Quảng Trị liên kết sản xuất 12 ha lúa hữu cơ ST25 ở HTX Đại Hào, xã Triệu Đại và 40 ha lúa theo hướng hữu cơ. Tố chức sản xuất 10 ha lúa ST24 theo tiêu chuẩn VietGAP ở HTX An Lợí, xã Triệu Độ. Phối hợp với Công ty Sông Gianh liên kết sản xuất 30 ha giống lúa ADI28 theo hướng hữu cơ. Liên kết sản xuất 08 ha cây ngô sinh khối (05 ha ở HTX Thượng Phước xã Triệu-Thượng, 03 ha ở HTX Xuân Dương xã Triệu Trung). Liên kết sản xuất 12,6 ha lúa hữu cơ ST25 ở HTX Đại Hào, xã Triệu Đại và 22 ha giống lúa khác theo hướng hữu cơ ở HTX Trung An xã Triệu Trung và HTX Quảng Điền A xã Triệu Đại. Phối hợp với Trung tâm Giống Nông nghiệp tỉnh liên kết sản xuất 15 ha giống lúa HC95 và sản xuất 07 ha giống lúa HC95 (xã Triệu Giang, xã Triệu Độ), 11 ha giống lúa thương phẩm BĐR57 ở HTX Bích La xã Triệu Thành,... 

Thành phố Đông Hà: UBND thành phố đã thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa, an toàn vệ sinh thực phẩm và kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố năm 2023 như: Kế hoạch số 1784/KH-UBND ngày 15/8/2023 và Quyết định số 1787/QĐ-UBND ngày 15/9/2023 về việc kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong chất lượng hàng hóa; an toàn thực phẩm và kinh doanh thương mại trên địa bàn thành phố năm 2023; Quyết định số 1786/QĐ-UBND ngày 15/9/2023 về việc thành lập Đoàn Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật trong kinh doanh khí hóa lỏng tại các cửa hàng bán lẻ khí hóa lỏng (LPG). Năm 2023, ngân sách thành phố bố trí 450 triệu đồng triển khai các mô hình nông nghiệp thuộc Đề án phát triển nông nghiệp đô thị thành phố Đông Hà đến năm 2025; trong đó, chú trọng hỗ trợ các mô hình thử nghiệm giống cây trồng, con nuôi mới trên địa bàn như: mô hình nuôi xen ghép tôm - cá dìa với tổng diện tích 01 ha tại phường Đông Giang; mô hình nuôi lợn rừng lai sinh sản tại phường 3; thử nghiệm một số giống cây trồng mới như hoa Thu hải đường, trà my, cát tường vào sản xuất; nhân rộng mô hình trồng hoa cúc đại đóa ... tại các phường Đông Giang, Đông Thanh, ...

Huyện Cam Lộ: Công tác ứng dụng nhân rộng các mô hình phát triển kinh tế mới có hiệu quả cao trên địa bàn huyện được chú trọng, đã hỗ trợ triển khai thực hiện các dự  án nhân rộng mô hình nuôi Dê lai; sản xuất cây dược liệu như An xoa, Chè  vằng, Cà gai leo thành vùng nguyên liệu tập trung để cung cấp cho Cơ sở chế biến Cao dược liệu Định Sơn. Năm 2023, huyện Cam Lộ đã triển khai thực hiện Đề tài KH&CN cấp tỉnh “Nghiên cứu xây dựng mô hình vườn ươm nhân giống cây quế trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” nhằm chủ động cung ứng nguồn giống tại chổ để phục vụ Đề án phát triển cây Quế trên địa bàn huyện, ...

Huyện ĐaKrông: Xây dựng các dự án hỗ trợ nhân rộng kết quả KH&CN và các mô hình phát triển kinh tế mới có hiệu quả cao như: Dự án: "Nhân rộng mô hình chăn nuôi Dê địa phương sinh sản theo nhóm hộ tại xã Ba Nang” cho 09 hộ tham gia với tổng kinh phí 253,856 triệu đồng; Dự án: "Nhân rộng mô hình chăn nuôi bò vàng Việt Nam sinh sản theo nhóm hộ tại thị trấn Krông Klang” cho 09 hộ với tổng kinh phí 200 triệu đồng; Dự án phát triển sản mô hình trồng chuối lùn bản địa tại xã A Ngo cho 10 hộ tham gia với kinh phí 200 triệu đồng; Dự án hỗ trợ xây dựng Mô hình trồng Lúa nếp than tại xã A Ngo có 21 hộ tham gia, với kinh phí 256,130 triệu đồng. Phối hợp Sở Khoa học và Công nghệ thực hiện 01 nhiệm vụ KH&CN cấp cơ sở Nghiên cứu hoàn thiện quy trình thâm canh chuối tiêu hồng đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại huyện ĐaKrông tỉnh Quảng Trị, mô hình của đề tài đem lại hiệu quả kinh tế cao và đã được người dân ứng dụng, nhân rộng trên địa bàn huyện, ...

Kết quả hỗ trợ các chính sách ứng dụng, nhân rộng tiến bộ KH&CN phục vụ phát triển KT-XH ở địa phương

Thực hiện Chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng kết quả  KH&CN

Kết quả thực hiện Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND cụ thể như sau: Năm 2022, Sở KH&CN đã hỗ trợ 40 tổ chức/cá nhân trên địa bàn tỉnh theo Chính sách Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh, với tổng kinh phí hỗ trợ: 1.295 triệu đồng. Riêng trong năm 2023, Sở đã hỗ trợ đợt 1 cho 09 tổ chức/cá nhân trên địa bàn tỉnh hưởng lợi từ Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND với tổng kinh phí hỗ trợ: 495 triệu đồng, trong đó: lĩnh vực Đổi mới công nghệ đã hỗ trợ 02 doanh nghiệp ( Dự án Đầu tư Hệ thống dây chuyền sản xuất Carton sóng 7 lớp và Dự án Đầu tư đổi mới dây chuyền xay xát lúa gạo đạt tiêu chuẩn hữu cơ); lĩnh vực SHTT hỗ trợ 02 tổ chức/cá nhân (02 nhãn hiệu thông thường) và TĐC hỗ trợ cho 05 tổ chức/cá nhân (19 TCCS và 01 Chứng nhận ISO) với kinh phí hỗ trợ 95 triệu đồng.

Đã thẩm định và gửi Công văn cho Sở Tài chính tham mưu trình UBND tỉnh cấp kinh phí đợt 2 để hỗ trợ cho 16 tổ chức/cá nhân với kinh phí hội đồng thẩm định 437 triệu đồng. Hiện nay, đã tiếp nhận 15 hồ sơ của 15 tổ chức/cá nhân đủ điều kiện và đang thành lập các hội đồng tư vấn thẩm định để quyết định hỗ trợ đợt 3 năm 2023.

Hỗ trợ chuyển giao các quy trình kỹ thuật công nghệ cho người dân và doanh nghiệp: Trong năm 2023 Sở KH&CN đã phối hợp tư vấn, hỗ trợ công nghệ cho 04 doanh nghiệp và 01 tổ hợp tác sản xuất.

Hỗ trợ chế phẩm VSV trong sản xuất nông nghiệp theo Đề án 324: Để triển khai thực hiện Đề án Sở KH&CN đã phối hợp với Tỉnh Đoàn; các Phòng NN&PTNT; Phòng Kinh tế Hạ tầng; Hội Phụ nữ, UBND các xã, phường, thị trấn; các Trang trại; Doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp tiến hành khảo sát, đánh giá nhu cầu sử dụng, lập danh sách đăng ký và cung ứng các loại chế phẩm VSV. Phối hợp với Báo Quảng Trị đăng tải các bài báo tuyên truyền về hiệu quả ứng dụng công nghệ sinh học (công nghệ VSV) vào trồng trọt; chăn nuôi; thủy sản. Phối hợp với Đài Phát thanh Truyền hình Quảng Trị xây dựng các chuyên đề, phóng sự phổ biến chủ trương, biện pháp và hướng dẫn kỹ thuật trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Lồng ghép với nhiệm vụ/dịch vụ công, nhiệm vụ: “Tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp cho người dân trên địa bàn tỉnh” để tiến hành 60 lớp tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật  với 1.800 lượt người tham dự về sử dụng chế phẩm VSV trong các lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ, xử lý môi trường chăn nuôi.  Trong những năm qua, Sở KH&CN đã tổ chức sản xuất 05 loại chế phẩm và hỗ trợ hơn 60,0 tấn các loại để xử lý phế phụ phẩm nông nghiệp làm phân bón hữu cơ, phòng trừ bệnh hại cây trồng,  xử lý đáy, môi trường nước ao nuôi tôm, xử lý mùi hôi chuồng trại, làm đệm lót sinh học và bổ sung thức ăn chăn nuôi lợn.

Tại Hội nghị, các đại biểu tham dự đã được nghe  các Tham luận về: Kết quả triển khai thực hiện chính sách ứng dụng nhân rộng kết quả KH&CN theo Nghị quyết 163/NQ- HĐND và hoạt động Sở hữu trí tuệ, đổi mới sáng tạo thời gian qua, định hướng triển khai trong thời gian đến - Phòng Quản lý Công nghệ và Đổi mới sáng tạo; Đánh giá kết quả triển khai hoạt động ứng dụng, nhân rộng kết quả KH&CN của huyện Hướng Hoá trong năm 2023, đề xuất giải pháp triển khai thực hiện năm 2024- Phòng KT-HT huyện Hướng Hoá; Đánh giá thực trạng hoạt động của Hội đồng KH&CN cấp huyện trong năm 2023 và những kiến nghị, đề xuất- Phòng KT-HT huyện Vĩnh Linh; Hoạt động chuyển giao công nghệ và hỗ trợ chính sách Đề án 324 trong thời gian qua, định hướng triển khai trong thời gian đến - Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao và ĐMST; Ý kiến thảo luận về hoạt động ứng dụng, nhân rộng kết quả KH&CN của huyện Đakrông trong năm 2023 – Đại diện Lãnh đạo UBND huyện Đakrông; Ý kiến thảo luận về hoạt động tiêu chuẩn đo lường chất lượng triển khai tại địa bàn các huyện, thị xã, thành phố trong thời gian qua, định hướng trong thời gian đến – Đại diện Lãnh đạo Trung tâm Kỹ thuật TCĐLCL; ...

Hội nghị đưa ra một số phương hướng hoạt động trong thời gian tới như sau: Cơ cấu lại các nhiệm vụ khoa học và công nghệ cơ sở theo hướng tập trung phát triển các công nghệ phục vụ sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao, ưu tiên các dự án sản xuất thử nghiệm, các đề tài/dự án khoa học và công nghệ cơ sở trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng, nhằm phát triển các sản phẩm hàng hóa chủ lực, có triển vọng, nhằm nâng cao giá trị và tính cạnh tranh của các sản phẩm đó theo yêu cầu phát triển sản xuất của các cá nhân, doanh nghiệp trên địa bàn. Điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ với yêu cầu phải nghiên cứu, nhận chuyển giao và làm chủ công nghệ tiên tiến phù hợp với điều kiện Quảng Trị.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN đã ghi nhận và đánh giá cao kết quả thực hiện hoạt động khoa học và công nghệ của các địa phương thời gian qua. Đồng thời, đồng chí đề nghị, trong thời gian tới chính quyền các địa phương cần quan tâm đẩy mạnh việc nhân rộng mô hình sau nghiệm thu phục vụ phát triển KT-XH tại địa phương; tăng cường công tác về Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng, Sở hữu trí tuệ; hoạt động Đổi mới sáng tạo; hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tại các huyện, thị xã, thành phố. Tranh thủ các nguồn lực trên địa bàn để thực hiện công tác nghiên cứu, phát triển KHCN; Tiếp tục đề xuất sở để thực hiện Chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng kết quả  KH&CN kịp thời, hiệu quả. Đồng thời tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế, phương pháp quản lý KHCN cấp huyện, tạo điều kiện để cấp huyện huy động cao hơn các nguồn lực đầu tư tại chỗ cho phát triển KH&CN./.

Hải Yến, Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 9
Hôm nay: 1309
Tổng lượt truy cập: 2.893.584
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.