Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai”
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 30-12-2022

Hoàn thiện hệ thống thiết bị và công nghệ nuôi thâm canh cá chình hoa (Anguilla marmorata) bằng thức ăn công nghiệp

Cá chình có giá trị dinh dưỡng cao, thịt thơm ngon, được nhiều người ưa thích. Việt Nam có tiềm năng và lợi thế để phát triển trở thành một trong những nước có sản lượng cá chình hàng đầu của thế giới, nhờ có điều kiện thuận lợi về khí hậu, nguồn nước và nguồn giống tự nhiên ở các tỉnh miền Trung.

Nhờ thành công trong nghiên cứu công nghệ ương nuôi và sản xuất thức ăn công nghiệp mà nghề nuôi cá chình ở nước ta trong những năm gần đây đã phát triển một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, hiện nay chủ yếu vẫn sử dụng công nghệ truyền thống, quy mô nhỏ, nên chưa tạo sản phẩm chất lượng cao, sản lượng lớn.

Để giúp cho nghề nuôi cá chình phát triển bền vững theo hướng nuôi thâm canh bằng thức ăn công nghiệp, Cơ quan chủ trì - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài - ThS. Ngô Minh Khang thực hiện đề tài Hoàn thiện hệ thống thiết bị và công nghệ nuôi thâm canh cá chình hoa (Anguilla marmorata) bằng thức ăn công nghiệp với mục tiêu có được hệ thống thiết bị và công nghệ nuôi cá chình hoa bằng thức ăn công nghiệp có nguồn gốc nội địa.

Sử dụng hệ thống thiết bị và thức ăn công nghiệp nuôi thâm canh cá chình hoa đã được hoàn thiện để tổ chức thử nghiệm hoàn thiện công nghệ nuôi thâm canh cá chình hoa trong hệ thống RAS, gồm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1: Thời gian là 153 ngày. Các chỉ tiêu môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chình hoa. Cỡ cá thả 510,5g/con, mật độ 70con/m3 (35,7kg/m3). Năng suất thu 71,1kg/m3, cỡ cá thu 1.023g/con.

- Giai đoạn 2: Thời gian là 135 ngày. Các chỉ tiêu môi trường nằm trong khoảng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cá chình hoa. Cỡ cá thả 1.016 g/con, mật độ 50con/m3 (50,8kg/m3). Năng suất thu 75,4kg/m3, cỡ cá thu 1.513,0g/con.

Quy trình công nghệ nuôi thương phẩm cá chình sử dụng thức ăn công nghiệp trong hệ thống tuần hoàn RAS từ cỡ cá 500 g/con lên cỡ cá 1.500 g/con, năng suất 75 kg/m3 bao gồm các khâu kỹ thuật: Xây dựng hệ thống công trình; quản lý vận hành hệ thống xử lý nước; tổ chức sản xuất nuôi cá; kiểm soát vệ sinh an toàn, quản lý và xử lý dịch bệnh, thu hoạch đóng bao và vận chuyển.

Việt Nam có nguồn giống cá chình hoa ở các tỉnh miền Trung với sản lượng trên 10 triệu con/năm. Nếu áp dụng công nghệ nuôi thâm canh trong RAS sử dụng thức ăn công nghiệp, với tỷ lệ sống đạt trên 90 %, sản lượng đạt 9.000 - 10.000 tấn, sản phẩm chất lượng sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm do không sử 14 dụng kháng sinh - hóa chất trong quá trình nuôi. Chất lượng sản phẩm có thể đạt tiêu chuẩn VietGAP, nâng cao sức cạnh tranh, phát triển chuỗi bán lẻ tại các siêu thị, nhà hàng trong nước và phát triển ra các thị trường quốc tế.

Công nghệ nuôi cá chình trong RAS, sử dụng thức ăn công nghiệp, kiểm soát chất lượng môi trường và dịch bệnh mở ra hướng mới góp phần thúc đẩy nghề nuôi cá chình phát triển theo hướng công nghiệp, hiện đại. Làm thay đổi tư duy của người nuôi, từ nuôi quảng canh sang nuôi công nghiệp công nghệ cao, thúc đẩy nghề nuôi cá chình phát triển bền vững.

Áp dụng công nghệ của Dự án sẽ góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. Với khoảng 10.000 tấn cá chình thương phẩm, áp dụng công nghệ RAS cần 4.000 ha mặt nước và khoảng 40.000 lao động. Ngoài ra có một số lao động trong các nhà máy sản xuất thức ăn cá chình, thương mại mua bán thức ăn và cá chình. Góp phần phát triển kinh tế xã hội ở các địa phương.

Sử dụng thức ăn công nghiệp nuôi cá chình sẽ giúp kiểm soát được dịch bệnh (giảm thiểu được nguồn lây nhiễm từ thức ăn tự nhiên), góp phần làm giảm giá thành, giảm sự phụ thuộc vào thức ăn nhập khẩu, tạo đà phát triển vững chắc cho nghề nuôi cá chình của nước ta.

Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:

Đã hoàn thiện hệ thống thiết bị nuôi thâm canh cá chình hoa đạt các chỉ tiêu: Tỷ lệ sống > 85%; năng suất > 70kg/m3; FCR < 2,0, tái sử dụng nước > 80%/ngày, đảm bảo chất lượng nước trong quá trình nuôi, nước xả thải theo tiêu chuẩn nuôi thủy sản Việt Nam.

Đã hoàn thiện công thức và sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi cá chình:

- Thành phần: Protein: 50,0%; lipid: 5,3%; độ ẩm: 7,5%; tro: 13,6%.

- Đã sản xuất: 45 tấn thức ăn công nghiệp, đạt năng suất > 70 kg/m3; FCR < 2.

Đã hoàn thiện công nghệ nuôi thâm canh cá chình hoa trong RAS:

- Giai đoạn 1: Thời gian 153 ngày, cỡ cá 0,511 kg/con, mật độ 70 con/m3 (35,7 kg/m3); năng suất thu 71,1 kg/m3, cỡ cá thu 1,023 kg/con.

- Giai đoạn 2: Thời gian 135 ngày, cỡ cá 1,016 kg/con, mật độ 50 con/m3 (50,8 kg/m3); năng suất thu 75,4 kg/m3, cỡ cá thu 1,513 kg/con.

Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17890/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 8
Hôm nay: 67
Tổng lượt truy cập: 2.905.594
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.