Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử KH&CN Quảng Trị
Tin tức - Sự kiện: Tin hoạt động Sở

Ngày đăng: 17-04-2023

Hội thảo Khoa học: Ứng dụng Carbon hữu cơ trong xử lý môi trường và cải tạo đất

Ngày 14/4/2023, nhằm thực hiện có hiệu quả các chính sách phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững, đáp ứng được những yêu cầu cấp thiết của đời sống. Trong đó, công tác xử lý môi trường trong chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến thủy sản và cải tạo đất trồng trọt phải được thực hiện một cách triệt để, góp phần phát triển bền vững kinh tế-xã hội tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học “Ứng dụng Carbon hữu cơ trong xử lý môi trường và cải tạo đất”. Ông Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN chủ trì hội thảo.

Ông Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN phát biểu tại hội thảo.

Hội thảo có sự tham dự của các đại biểu đến từ các Sở, ban ngành cấp Tỉnh: Lãnh đạo và đại diện Phòng Quản lý Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo; Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo của Sở Khoa học và Công nghệ; Đại diện Sở Tài Nguyên và Môi trường; Sở Công Thương; Kế hoạch và Đầu tư. Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT và Đại diện các đơn vị trực thuộc gồm: Chi cục Trồng trọt và BVTV, Chi cục Chăn nuôi-Thú y, Chi cục Thủy Sản, Chi cục Phát triển Nông thôn. Đại diện Lãnh đạo: Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã Tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Tỉnh, Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh. Đại diện Lãnh đạo Phòng Kinh tế hạ tầng/ Phòng Kinh tế các huyện/thị xã/thành phố trên địa bàn tình.  Đại diện: Hội doanh nhân trẻ tỉnh, Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ, Các tổ chức, cá nhân và Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Các đại diện của Công Ty Cổ Phần Tương Lai Thông Minh Nhật Việt (JVSF); Tiến Sỹ Yukihiro Sugiyama, chuyên gia đến từ nước Nhật Bản. Các cơ quan báo, Đài trên địa bàn.

 Hội thảo tập trung vào các nội dung chính: Giới thiệu các công nghệ/giải pháp: Công nghệ Carbon hữu cơ (Organic Carbon) và tác dụng trong xử lý môi trường và cải tạo đất,…; một số giải pháp sử dụng sản phẩm được tạo ra từ công nghệ Carbon hữu cơ để xử lý môi trường trong chăn nuôi, chế biến thủy sản, xử lý nguồn nước; cải tạo và tăng đề kháng cho đất trồng, …Trao đổi về kết quả và kinh nghiệm một số mô hình đã sử dụng công nghệ Carbon hữu cơ trong nước.

Tại Hội thảo các đại biểu đã trình bày các tham luận: “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” do đại diện Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Sở Khoa học và Công nghệ trình bày; “Công nghệ Organic Carbon và ứng dụng” do Tiến Sỹ Yukihiro Sugiyama, chuyên gia đến từ nước Nhật Bản và đại diện Công Ty Cổ Phần Tương Lai Thông Minh Nhật Việt (JVSF) trình bày. Và các ý kiến tham gia thảo luận của đại diện các Sở: Tài Nguyên và Môi trường; Đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT, Doanh nghiệp,... về kinh nghiệm một số mô hình đã sử dụng công nghệ sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, xử lý môi trường.

Tham luận: “Ứng dụng chế phẩm vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Trị” do đại diện Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới sáng tạo của Sở Khoa học và Công nghệ trình bày

Tham luận: “Công nghệ Organic Carbon và ứng dụng”  do Tiến Sỹ Yukihiro Sugiyama, chuyên gia đến từ nước Nhật Bản và đại diện Công Ty Cổ Phần Tương Lai Thông Minh Nhật Việt (JVSF) trình bày. 
 

Trong khuôn khổ chương trình hội thảo khoa học, các đại biểu đã được Tiến Sỹ Yukihiro Sugiyama, chuyên gia đến từ nước Nhật Bản giới thiệu tính chất, nguyên lý hoạt động cơ bản của carbon hữu cơ. Tại Việt Nam, carbon hữu cơ được Công Ty Cổ Phần Tương Lai Thông Minh Nhật Việt (JVSF) áp dụng phát minh và sản xuất theo tiêu chuẩn Nhật Bản và đạt chứng nhận ISO 9001:2015. Carbon hữu cơ được ra đời vào đầu những năm 2000 tại phòng thí nghiệm do Tiến Sỹ Yukihiro Sugiyama và các cộng sự từ Đại học Tokyo. Đó là việc chiết tách được nguyên tử carbon ra khỏi thực vật, nhưng vẫn tồn tại dưới dạng hữu cơ (không bị vô cơ hóa). Các Ứng dụng của Carbon hữu cơ rất phong phú như: trong chăn nuôi để xử lý mùi hôi chất thải, mùi hôi từ vật nuôi, tăng sức đề kháng khi cho vật nuôi uống, tắm, giảm ruồi muỗi xung quanh. Trong trồng trọt để cải tạo đất trồng, xử lý mưa axit, khử phèn, khử chua, tăng độ màu mỡ. Tạo môi trường cho vi sinh vật phát triển, tăng khả năng hấp thụ của cây giúp tăng năng suất mùa vụ. Trong công nghiệp: Xử lý mùi hôi từ chế biến thực phẩm, xử lý mùi hôi rác thải. Được ứng dụng trong hoạt động sản xuất phân hữu cơ giúp giảm mùi, giảm thất thoát hàm lượng NPK. Các đại biểu đã tích cực thảo luận và bàn các giải pháp thực hiện cho các đối tượng cụ thể phù hợp với thực tế của tỉnh Quảng Trị.


Các đại biểu thăm quan gian trưng bày, giới thiệu các chế phẩm vi sinh được sản xuất tại Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Sở KH&CN

Phát biểu tại hội thảo, ông Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN nhấn mạnh: Việc đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ để nâng cao được năng suất, chất lượng sản phẩm, từng bước hình thành liên kết chuỗi giá trị và đáp ứng được yêu cầu của thị trường đã được Sở KH&CN chú trọng. Trong đó, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Trong thời gian tới, cùng với các ngành và các địa phương, Sở KH&CN sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân, hạn chế thấp nhất tình trạng sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật. Sử dụng các chế phẩm vi sinh xử lý các chất thải trong nông nghiệp thành phân bón hữu cơ là hướng để phát triển nông nghiệp xanh, bền vững. Ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Đồng thời, có chính sách hỗ trợ việc nghiên cứu, sản xuất các loại chế phẩm sinh học, khuyến khích các doanh nghiệp, HTX và người dân nhân rộng các mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, tiêu chuẩn VietGAP, tạo ra nông sản đảm bảo an toàn thực phẩm, sinh thái bền vững và thân thiện với môi trường.

Các đại biểu tham gia hội thảo cũng đã đề xuất những giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học; công nghệ Carbon hữu cơ (Organic Carbon) để giải quyết ô nhiễm môi trường và cải tạo đất, khắc phục dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường một cách an toàn mà không hề gây ô nhiễm thứ phát trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới. Từ đó, tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và bảo vệ môi trường ./.

Hải Yến, Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 3
Hôm nay: 803
Tổng lượt truy cập: 2.814.934
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.