Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Chào mừng bạn đến với Cổng thông tin điện tử KH&CN Quảng Trị
Tin tức - Sự kiện: Tin hoạt động Sở

Ngày đăng: 26-04-2023

Hội thảo khoa học: Thúc đẩy các giải pháp bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ ở địa phương và lễ công bố Chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm Chè vằng

Trong khuôn khổ các hoạt động Chào mừng kỷ niệm các ngày: Đổi mới sáng tạo thế giới 21/4, Ngày Sở hữu trí tuệ thế giới 26/4 và Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 năm 2023, nhằm quảng bá, giới thiệu về chỉ dẫn địa lý “Chè Vằng Quảng Trị” đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ; đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển cây chè vằng và các sản phầm từ cây chè vằng, nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ, ứng dụng Khoa học và Công nghệ trong trồng trọt, chế biến cây chè vằng. Sáng 25/4/4023, Sở Khoa học và Công nghệ phối hợp với Cục Sở hữu trí tuệ tổ chức Hội thảo khoa học "Thúc đẩy các giải pháp bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ ở địa phương" và trao văn bằng Chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm Chè vằng. Đây là Chỉ dẫn địa lý thứ 2 của tỉnh Quảng Trị được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ. Khẳng định vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển bền vững cây chè vằng, sản phẩm đặc thù của địa phương.

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN trao văn bằng CDĐL Chè Vằng Quảng Trị cho ông Trần Ngọc Lân, TUV, Giám đốc Sở KH&CN; ông Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN.

Tham dự  Hội thảo về phía Cục Sở hữu trí tuệ có ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN. Về phía Sở KH&CN Quảng Trị ông Trần Ngọc Lân, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở chủ trì, các đồng chí trong Ban giám đốc Sở; Trưởng, phó các phòng, đơn vị thuộc Sở.

Các đại biểu tham dự có Đại diện Lãnh đạo: UBMT Tổ quốc Việt Nam tỉnh Quảng Trị;  Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Văn phòng UBND tỉnh; Liên hiệp các Hội KHKT tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Tỉnh Đoàn; Sở Công thương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đại diện lãnh đạo Các phòng: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kinh tế/Kinh tế - Hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố. Đại diện các Doanh nghiệp, Hợp tác xã, Hiệp hội, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, các tổ chức tập thể quản lý chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể. Đặc biệt là các tổ chức/cá nhân sản xuất, thu mua và phân phối sản phẩm chè vằng Quảng Trị cùng các cơ quan báo, đài trong tỉnh.


Tại Hội thảo khoa học các đại biểu đã nghe: Phát biểu đề dẫn hội thảo của ông Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN; xem Phóng sự tư liệu về vùng nguyên liệu và các sản phẩm của Chè Vằng Quảng Trị; cùng nghe 02  tham luận: “Bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài: Một số vấn đề cần lưu ý” – ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục SHTT  trình bày và tham luận: “Một số Giải pháp để khai thác có hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm chè vằng”– ông Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN trình bày.

Tham luận của ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục SHTT về: “Bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài: Một số vấn đề cần lưu ý.” đã giới thiệu tổng quan về Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 (Được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 2205/QĐ-TTg ngày 24/12/2020). Lợi ích mang lại của bảo hộ Chỉ dẫn Địa lý, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận. Những chính sách hỗ trợ từ Chương trình phát triển tài sản trí tuệ đến năm 2030 nhằm thúc đẩy bảo hộ tài sản trí tuệ của Việt Nam ở nước ngoài; qua đó khẳng định việc nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý của Việt Nam bảo hộ ở nước ngoài được coi như giấy thông hành tạo điều kiện thuận lợi để sản phẩm có mặt và khẳng định vị thế cạnh tranh ở những thị trường khó tính. Các nội dung hỗ trợ từ Chương trình có thể được thực hiện dưới hình thức nhiệm vụ KH&CN hoặc trong khuôn khổ các hoạt động chung của Chương trình với kinh phí hỗ trợ từ Ngân sách Trung ương và nguồn kinh phí đối ứng từ phía địa phương, doanh nghiệp.

Chia sẻ thực trạng với những khó khăn, những vấn đề cần lưu ý và giải pháp dành cho doanh nghiệp xuất khẩu muốn đăng ký để bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý tại thị trường xuất khẩu tiềm năng. Các giải pháp được đề xuất nhằm thúc đẩy đăng ký nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý của Việt Nam tại những thị trường xuất khẩu trọng điểm trong thời gian tới. Và các giải pháp để khai thác có hiệu quả chỉ dẫn địa lý sau khi bảo hộ thành công.

 

Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng Cục SHTT trình bày tham luận về: “Bảo hộ nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý ở nước ngoài: Một số vấn đề cần lưu ý.
 

Ông Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN trình bày chuyên đề: “Một số Giải pháp để khai thác có hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm Chè  vằng" . Chè vằng là một trong những cây dược liệu nổi tiếng nhất ở vùng đất Quảng Trị từ hàng trăm năm qua. Ngày nay, chè vằng vừa cho hiệu quả kinh tế cao, vừa giúp bảo vệ sức khỏe con người khi có công dụng giúp thanh nhiệt, giải độc, mát gan. Đến nay, tỉnh Quảng Trị hiện có trên 60 ha chè vằng; trong đó, có hơn 50 ha nuôi trồng, diện tích còn lại là chè vằng tự nhiên, cho tổng sản lượng khoảng 4.000 tấn/năm. Với đặc điểm của vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, cây chè vằng Quảng Trị được đánh giá và minh chứng là loại dược liệu tốt qua các kiểm nghiệm lâm sàng mà tự nhiên đã ban tặng. Việc xây dựng chỉ dẫn địa lý (CDĐL) có mục tiêu chính là hỗ trợ việc thương mại hóa các sản phẩm chè vằng. Một CDĐL có thể đăng ký cho nhiều sản phẩm hoặc nhiều dòng sản phẩm khác nhau. CDĐL “Quảng Trị” cho chè vằng được đăng ký bảo hộ đối với cả 3 dòng sản phẩm Chè vằng khô, Chè vằng hòa tan và Cao chè vằng. Việc được đăng bạ CDĐL theo Quyết định số 39/QĐ-SHTT ngày 19/01/2023 của Cục SHTT đã khẳng định thương hiệu của Chè vằng Quảng Trị, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo điều kiện thuận lợi trong việc quảng bá sản phẩm đến thị trường trong và ngoài nước.
 

Ông Đào Ngọc Hoàng, Phó Giám đốc Sở KH&CN trình bày chuyên đề: “Một số Giải pháp để khai thác có hiệu quả chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm Chè  vằng "
 

Các đại biểu tham gia hội thảo đã đóng góp những ý kiến liên quan đến việc đánh giá thực trạng và đề ra giải pháp phát triển cây chè vằng và các sản phẩm từ cây chè vằng; nâng cao hiệu quả quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ; ứng dụng khoa học và công nghệ trong trồng trọt, chế biến cây chè vằng; vai trò của khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo đối với sự phát triển bền vững cây chè vằng cũng như các sản phẩm đặc thù của địa phương.
 

Được sự ủy quyền của Cục SHTT, ông Dương Mạnh Tường, Chủ nhiệm đề tài: “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Chè Vằng Quảng Trị” đã lên Công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm Chè vằng.


Trong dịp này, được sự ủy quyền của Cục SHTT, ông Dương Mạnh Tường, Chủ nhiệm đề tài: “Xác lập quyền chỉ dẫn địa lý Chè Vằng Quảng Trị” đã lên Công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Quảng Trị” cho sản phẩm Chè vằng. Cục Sở hữu trí tuệ đã traoVăn bằng bảo hộ chỉ dẫn địa lý số 00126 do Cục Sở hữu trí tuệ cấp ngày 19/1/2023 cho sản phẩm chè vằng của tỉnh Quảng Trị. Ông Nguyễn Văn Bảy, Phó Cục trưởng, Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ KH&CN trao văn bằng CDĐL cho ông Trần Ngọc Lân, TUV, Giám đốc Sở KH&CN./.

 

Ngày 19/01/2023, Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ ban hành Quyết định số 39/QĐ-SHTT về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý số 00126 cho sản phẩm chè vằng “Quảng Trị”. Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị là tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý này.Khu vực địa lý sản xuất sản phẩm chè vằng Quảng Trị gồm các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Trị như sau:
- Các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Long, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn, và thị trấn Bến Quan thuộc huyện Vĩnh Linh;
- Các xã Gio An, Linh Trường, Hải Thái, Linh Hải, Gio Sơn, Phong Bình, Trung Sơn và Gio Châu thuộc huyện Gio Linh;
- Các xã Hải Phú, Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh và Hải Trường thuộc huyện Hải Lăng;
- Các xã Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Hiếu, Cam Thủy, Cam Thành và Cam Tuyền thuộc huyện Cam Lộ;
- Phường 3 thuộc thành phố Đông Hà.
Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý "Quảng Trị" cho sản phẩm chè vằng
Chè vằng “Quảng Trị” gắn liền với tên linh địa “La Vang”. Từ xa xưa, La Vang là nơi rừng núi hẻo lánh có nhiều cây “lá vằng”, một loại cây đã được người dân tỉnh Quảng Trị sử dụng làm thuốc từ rất lâu. Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm chè vằng, nhưng các sản phẩm chế biến từ cây chè vằng trồng tại Quảng Trị được nhiều người tiêu dùng trong nước và trên thế giới biết đến. Với đặc điểm của vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, cây chè vằng Quảng Trị được đánh giá và minh chứng là loại dược liệu tốt qua các kiểm nghiệm lâm sàng mà tự nhiên đã ban tặng. Chè vằng Quảng Trị được sản xuất thành ba sản phẩm, gồm chè vằng khô, cao chè vằng, và chè vằng hòa tan. Chè vằng khô Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, khi pha nước có màu vàng nhạt; tỷ lệ Glucosit từ 0,62 đến 0,70 %, tỷ lệ Coumarin từ 0,11 đến 0,19 %, hàm lượng Flavonoid từ 674 đến 683 ppm, hàm lượng Saponin từ 76 đến 87 ppb, và hàm lượng Antharanoid từ 112 đến 120 ppm.
Cao chè vằng Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, vị đắng, ngọt hậu. Ở dạng cao, cao chè vằng Quảng Trị có màu đen, khi pha nước sẽ có màu nâu. Cao chè vằng Quảng Trị có tỷ lệ Glucosit từ 1,73 đến 1,95 %, tỷ lệ Coumarin từ 00,21 đến 0,30 %, hàm lượng Flavonoid từ 0,30 đến 0,40 ppm, hàm lượng Saponin từ 180 đến 190  ppb, hàm lượng Antharanoid từ 320 đến 330 ppm, và hàm lượng Rutin từ 612 đến 620 ppm.
Chè vằng hòa tan Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, vị đắng, ngọt hậu, khi pha nước có màu cánh gián; tỷ lệ Glucosit từ 1,95 đến 1,99 %, tỷ lệ Coumarin từ 0,25 đến 0,32  %, hàm lượng Flavonoid từ 0,3 đến 0,5 ppm, hàm lượng Saponin từ 188 đến 195 ppb, hàm lượng Antharanoid từ 326 đến 340 ppm, và hàm lượng Rutin từ 617 đến 627 ppm.
Khu vực địa lý sản xuất chè vằng Quảng Trị có những đặc điểm khắc nghiệt, tuy nhiên lại rất phù hợp cho sự tích lũy các hợp chất Glucosit, Flavonoid, Coumarin, Saponin, Antharanoid, Rutin của cây chè vằng. Khu vực địa lý có địa hình dạng gò đồi thấp, độ cao từ 50 – 250 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình năm của khu vực địa lý là 25oC, biên độ nhiệt trung bình năm là 7oC, tổng số giờ nắng trung bình năm là 1.848 giờ/năm. Lượng mưa trung bình hàng năm từ 2.000 – 2.800 mm, gần 70% tập trung vào 3 tháng (tháng 9 –  tháng 11). Để sản xuất các sản phẩm chè vằng Quảng Trị, người dân địa phương chỉ sử dụng lá và cành của cây chè vằng sẻ được nhân giống bằng phương pháp giâm cành tại khu vực địa lý. Khi thu hoạch, người dân chỉ thu hái lá bánh tẻ và lá già, không thu lá non. Thời điểm thu hoạch phải đảm bảo không có mưa. Do đó, chè vằng Quảng Trị chỉ được thu hoạch một lần duy nhất trong năm trong khoảng từ tháng 4 đến tháng 8 để tránh mùa mưa. Ngoài ra, vào thời điểm này, vùng nguyên liệu cây chè vằng của Quảng Trị chịu ảnh hưởng của gió khô nóng, nên rất thuận lợi trong việc phơi khô nguyên liệu.
 
Trong quy trình sản xuất chè vằng Quảng Trị, trước hết nguyên liệu sẽ được rửa sạch, băm nhỏ. Đối với chè vằng khô, nguyên liệu sẽ được phơi khô đến khi độ ẩm nhỏ hoặc bằng 12%. Đối với chè vằng hòa tan, nguyên liệu sẽ được đưa vào hệ thống vi sóng chân không để chiết suất, cô đặc tuần hoàn chân không, sấy khô. Đối với cao chè vằng, nguyên liệu sẽ được nấu với nước sạch theo tỷ lệ khoảng 2 lít nước/1 kg nguyên liệu, loại bỏ bã và cô đặc dung dịch ở nhiệt độ 80 – 100oC, sau đó đổ khuôn hoặc cắt miếng. Tất cả các sản phẩm chè vằng Quảng Trị đều được đóng gói tại khu vực địa lý.
Khu vực địa lý sản xuất sản phẩm chè vằng Quảng Trị gồm các xã, phường, thị trấn thuộc tỉnh Quảng Trị như sau:
- Các xã Vĩnh Chấp, Vĩnh Long, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Thủy, Vĩnh Sơn, và thị trấn Bến Quan thuộc huyện Vĩnh Linh;
- Các xã Gio An, Linh Trường, Hải Thái, Linh Hải, Gio Sơn, Phong Bình, Trung Sơn và Gio Châu thuộc huyện Gio Linh;
 
- Các xã Hải Phú, Hải Lâm, Hải Sơn, Hải Chánh và Hải Trường thuộc huyện Hải Lăng;
 
- Các xã Cam Chính, Cam Nghĩa, Cam Hiếu, Cam Thủy, Cam Thành và Cam Tuyền thuộc huyện Cam Lộ;
- Phường 3 thuộc thành phố Đông Hà.


Giấy chứng nhận đăng ký Chỉ dẫn địa lý "Quảng Trị" cho sản phẩm chè vằng

Chè vằng “Quảng Trị” gắn liền với tên linh địa “La Vang”. Từ xa xưa, La Vang là nơi rừng núi hẻo lánh có nhiều cây “lá vằng”, một loại cây đã được người dân tỉnh Quảng Trị sử dụng làm thuốc từ rất lâu. Thị trường hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm chè vằng, nhưng các sản phẩm chế biến từ cây chè vằng trồng tại Quảng Trị được nhiều người tiêu dùng trong nước và trên thế giới biết đến. Với đặc điểm của vùng đất có khí hậu khắc nghiệt, cây chè vằng Quảng Trị được đánh giá và minh chứng là loại dược liệu tốt qua các kiểm nghiệm lâm sàng mà tự nhiên đã ban tặng. Chè vằng Quảng Trị được sản xuất thành ba sản phẩm, gồm chè vằng khô, cao chè vằng, và chè vằng hòa tan. Chè vằng khô Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, khi pha nước có màu vàng nhạt; tỷ lệ Glucosit từ 0,62 đến 0,70 %, tỷ lệ Coumarin từ 0,11 đến 0,19 %, hàm lượng Flavonoid từ 674 đến 683 ppm, hàm lượng Saponin từ 76 đến 87 ppb, và hàm lượng Antharanoid từ 112 đến 120 ppm.

Cao chè vằng Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, vị đắng, ngọt hậu. Ở dạng cao, cao chè vằng Quảng Trị có màu đen, khi pha nước sẽ có màu nâu. Cao chè vằng Quảng Trị có tỷ lệ Glucosit từ 1,73 đến 1,95 %, tỷ lệ Coumarin từ 00,21 đến 0,30 %, hàm lượng Flavonoid từ 0,30 đến 0,40 ppm, hàm lượng Saponin từ 180 đến 190  ppb, hàm lượng Antharanoid từ 320 đến 330 ppm, và hàm lượng Rutin từ 612 đến 620 ppm.

Chè vằng hòa tan Quảng Trị có mùi thơm, hơi hắc, vị đắng, ngọt hậu, khi pha nước có màu cánh gián; tỷ lệ Glucosit từ 1,95 đến 1,99 %, tỷ lệ Coumarin từ 0,25 đến 0,32  %, hàm lượng Flavonoid từ 0,3 đến 0,5 ppm, hàm lượng Saponin từ 188 đến 195 ppb, hàm lượng Antharanoid từ 326 đến 340 ppm, và hàm lượng Rutin từ 617 đến 627 ppm

Hải Yến, Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 2
Hôm nay: 17
Tổng lượt truy cập: 2.810.932
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.