Chi tiết tin tin tức sự kiện - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Nhiệt liệt chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam và kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ: “Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai”
Tin tức - Sự kiện: Kết quả nghiên cứu triển khai

Ngày đăng: 19-03-2024

Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Điện Biên của tỉnh Điện Biên

Chỉ dẫn địa lý (CDĐL) gạo Điện Biên là một trong những điều kiện để phát huy danh tiếng và nâng cao giá trị thương hiệu cho sản phẩm gạo tại Điện Biên. Do vậy, việc tiến hành thí điểm hoạt động quản lý và xây dựng chuỗi giá trị cho sản phẩm gạo Điện Biên mang CDĐL thông qua dự án Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Điện Biên của tỉnh Điện Biên là việc làm hết sức cấp bách, cần thiết và phù hợp.

 

Vì thế, nhóm nghiên cứu của TS. Đàm Thế Chiến tại Trung tâm Nghiên cứu Đất và Phân bón vùng Trung du đã thực hiện đề tài: “Quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm gạo Điện Biên của tỉnh Điện Biên” từ năm 2019 đến năm 2021.

Mục tiêu của đề tài là nhằm thiết lập và vận hành mô hình quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý gạo Điện Biên, qua đó đảm bảo chất lượng, phát huy danh tiếng của sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh tế cho sản phẩm.

Dưới đây là một số kết quả nổi bật của đề tài nghiên cứu:

- Đã điều tra, khảo sát, đánh giá thực trang sản xuất kinh doanh sản phẩm gạo Điện Biên. Quy mô sản xuất lúa tại Điện Biên vẫn ổn định, nằm trong khoảng 3500 ha - 4000 ha, một số vùng sản xuất lớn như: Thanh Yên, Thanh Hưng, Thanh An và Thanh Xương. Cơ cấu giống lúa hiện tại đã thay đổi rất nhiều so với giao đoạn trước, nhiều giống lúa mới như Séng Cù, Hahna, Đài Thơm,…đang chiếm dần ưu thế trong cơ cấu giống lúa của tỉnh. Giống Bắc Thơm số 7 vẫn là giống chủ đạo trong cơ cấu giống lúa nhưng chất lượng đang có xu hướng giảm mạnh. Giống IR64 thì gần như biến mất trong cơ cấu giống lúa năm 2019. Sản xuất lúa tại Điện Biên hiện vẫn đang gặp phải nhiều vấn đề tồn tại cần được giải quyết trong thời gian tới.

- Đã xây dựng và vận hành mô hình quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý trên thực tế phù hợp với địa phương. Dự án đã thống nhất với các cơ quan ban ngành liên quan tại địa phương và các tổ chức/cá nhân sản xuất kinh doanh sản phẩm gạo Điện Biên về mô hình quản lý, nhất trí thành lập Ban Quản lý Chỉ đẫn địa lý Điện Biên cho sản phẩm gạo Bắc Thơm số 7 và IR64 của tỉnh Điện Biên. Mô hình tổ chức và quản lý, sử dụng và khai thác CDĐL “Điện Biên” cho sản phẩm gạo của tỉnh Điện Biên đã được xây dựng dựa trên các quan điểm, nguyên tắc sau: thực tế sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gạo Điện Biên mang CDĐL

- Đã xây dựng và triển khai hệ thống các công cụ quản lý, khai thác và phát triển giá trị CDĐL gạo Điện Biên. Hệ thống văn bản, quy trình, quy chế quản lý được xây dựng phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành và điều kiện thực tiễn của địa phương. Sở Khoa học và Công nghệ Điện Biên được UBND tỉnh Điện Biên ủy quyền quản lý và phát triển CDĐL gạo Điện Biên, Sở đã ban hành các quy trình, quy chế, quy định nhằm nâng cao công tác quản lý sản phẩm gạo Điện Biên được cấp CDĐL khi đưa ra thị trường.

- Đã xây dựng và triển khai được hệ thống thương mại hóa sản phẩm. Dựa vào thông tin thu thập, cơ sở dữ liệu điều tra, dự án đã tiến hành đánh giá thị trường và xác định được các kênh tiêu thụ gạo Điện Biên tại các vùng CDĐL, các chợ đầu mối, các địa lý gạo tại các tỉnh lân cận như Sơn La, các siêu thị ở đô thị lớn như: Hà Nội, Điện Biên, Sơn La,…; Dự án đã xây dựng hệ thống các phương tiện, điều kiện quảng bá cho sản phẩm gạo Điện Biên mang CDĐL như: quy định chung đối với hệ thống tem, nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm, các phương tiện quảng bá; tham gia các hội chợ, triển lãm hàng nông sản; quảng cáo trên website, báo, đài phát thanh, đài truyền hình và các kênh thông tin trực tuyến,..

- Đã đánh giá được hoạt động kinh doanh tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị. Xây dựng và triển khai được mô hình liên kết sản xuất, phát triển sản phẩm được bảo hộ CDĐL theo chuỗi giá trị.

Kết quả nghiên cứu không chỉ khẳng định chất lượng của sản phẩm gạo và còn mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế - xã hội của sản phẩm nông sản đặc thù tại địa phương. Đây sẽ là cơ sở cho việc áp dụng mô hình quản lý CDĐL đối với các sản phẩm nông sản tương tự.

Có thể tìm đọc toàn văn Báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 19631/2021) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.

https://vista.gov.vn/

Tin khác

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

CHUYÊN MỤC KH&CN SỐ 5-2016

Thống kê truy cập
Số người online: 7
Hôm nay: 152
Tổng lượt truy cập: 2.909.279
© CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382.