Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển tài sản trí tuệ tỉnh Quảng Trị đến năm 2030
Theo đó, Kế hoạch đặt ra mục tiêu đến năm 2025: Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về xác lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ TSTT (cụ thể: Tổ chức từ 05 - 07 lớp tập huấn về SHTT, thực hiện ít nhất 20 chuyên mục tuyên truyền về SHTT trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh). 100% các tổ chức khoa học và công nghệ, doanh nghiệp, chủ thể sản phẩm OCOP được tuyên truyền nâng cao nhận thức, đào tạo về tạo lập, quản lý, khai thác, phát triển, bảo vệ TSTT và hỗ trợ bảo hộ quyền SHTT cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Tối thiểu 35% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Trên 60% sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hỗ trợ hoạt động quản lý và phát triển ít nhất 03 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của các tồ chức, cá nhân trên địa bàn.
Đến năm 2030, Tuyên truyền, đào tạo nâng cao nhận thức về xác lập, quản lý, khai thác, phát triển và bảo vệ TSTT cụ thể: Tổ chức tối thiểu 10 (tập huấn, hội thảo, hội nghị, tọa đàm, triển lãm) về SHTT; Thực hiện ít nhất 20 chuyên mục tuyên truyền về SHTT trên Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin SHTT của tỉnh Quảng Trị gắn với hệ thống dữ liệu quốc gia về SHTT. Tối thiểu 60% sản phẩm, dịch vụ chủ lực, đặc thù của tỉnh được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển TSTT, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Trên 85% sản phẩm gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (chương trình OCOP) được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Hỗ trợ hoạt động quản lý và phát triển ít nhất 06 nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ. Hỗ trợ đăng ký bảo hộ quyền SHTT cho các kết quả nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo của các tồ chức, cá nhân trên địa bàn.
Để đạt được các mục tiêu nêu trên, Kế hoạch đã đề ra 07 nhóm nhiệm vụ, giải pháp bao gồm: Triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về SHTT; Tăng cường các hoạt động tạo ra TSTT, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực về đổi mới sáng tạo và SHTT, tạo dựng văn hóa SHTT trong xã hội; Thúc đẩy đăng ký bảo hộ TSTT ở trong và ngoài nước; Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác và phát triển TSTT; Thúc đẩy và tăng cường hiệu quả hoạt động thực thi và chống xâm phạm quyền SHTT; Phát triển, nâng cao năng lực các tổ chức trung gian và chủ thể quyền sở hữu trí tuệ; Nâng cao nhận thức, hình thành, tạo dựng văn hóa SHTT trong xã hội.
Sở Khoa học và Công nghệ được giao nhiệm vụ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đơn vị và địa phương liên quan triển khai Kế hoạch này đảm bảo đạt yêu cầu, hiệu quả. Định kỳ hàng năm báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và tổ chức sơ kết việc thực hiện Kế hoạch đến năm 2025 và tổng kết thực hiện Kế hoạch đến năm 2030. Tư vấn, hướng dẫn về sở hữu trí tuệ cho các tập thể, cá nhân có nhu cầu bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn tỉnh. Đề xuất, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ có liên quan đến SHTT. Đẩy mạnh công tác quản lý và thực thi pháp luật SHTT trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao. Tổ chức các hoạt động tôn vinh, khen thưởng tập thể, cá nhân có thành tích trong hoạt động sở hữu trí tuệ.
Nguyễn Thị Hòa