Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 22-05-2023

Tái tạo thị lực bằng cách kích hoạt lại các tế bào không hoạt động trong võng mạc

Nhờ công trình nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại Đại học Montréal-Canada (UdeM). Đã mang lại hy vọng mới về khả năng phục hồi thị lực ở những bệnh nhân mắc bệnh thoái hóa võng mạc. Kết quả nghiên cứu được công bố trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, dẫn đầu nghiên cứu là Giáo sư Michel Cayouette tại Viện Nghiên cứu Lâm sàng Montreal.

Họ đã phát hiện ra rằng các tế bào nằm im trong võng mạc (tế bào thần kinh đệm) có thể được tạo ra để biến đổi thành những tế bào có chung một số đặc tính với tế bào cảm quang hình nón, cho phép con người làm những việc như cảm nhận màu sắc, đọc và lái xe.

Thoái hóa võng mạc di truyền là do mất các tế bào nhạy cảm với ánh sáng ở võng mạc phía sau mắt. Khi những tế bào này thoái hóa do bệnh tật, chúng không được thay thế và bệnh nhân bị giảm thị lực, có thể tiến triển thành mù hoàn toàn.

Do đó, nhu cầu cấp thiết là phát triển các liệu pháp tái tạo có thể thay thế các tế bào bị mất và phục hồi thị lực. Một con đường đầy hứa hẹn là sử dụng tế bào gốc để tạo ra những tế bào cảm quang có thể cấy ghép vào mắt bệnh nhân, nhưng công nghệ này hiện đang phải đối mặt với những thách thức lớn và làm chậm quá trình sử dụng nó trong thực hành lâm sàng.

Ở phương pháp tránh cấy ghép, nhóm nghiên cứu đã tìm ra cách kích hoạt lại các tế bào không hoạt động trong võng mạc và biến đổi chúng thành một số tế bào giống như tế bào thần kinh mà cuối cùng có thể được sử dụng để thay thế những tế bào bị mất trong quá trình thoái hóa võng mạc.

Tác giả đầu tiên của nghiên cứu, Camille Boudreau-Pinsonneault, cho biết: “Chúng tôi đã xác định được hai gen mà khi được biểu hiện trong các tế bào không hoạt động này được gọi là tế bào Müller, có thể chuyển đổi chúng thành tế bào thần kinh võng mạc. Điều thú vị là những tế bào Müller này được biết là kích hoạt lại và tái tạo võng mạc ở cá. Nhưng ở động vật có vú, bao gồm cả con người, chúng thường không làm như vậy, không phải sau khi bị thương hoặc bệnh tật. Và chúng tôi vẫn chưa hoàn toàn hiểu tại sao”.

Tiến sĩ Ajay David nói rằng: "Về tiến bộ thú vị này đối với việc cấy ghép tế bào, một ngày nào đó chúng ta có thể tận dụng những tế bào thường có trong võng mạc và kích thích chúng tái tạo các tế bào võng mạc bị mất do bệnh lý và phục hồi thị lực”.

Dựa trên thành công của nghiên cứu, các nhà khoa học hiện có kế hoạch hoàn thiện hiệu quả của kỹ thuật này và tìm cách thúc đẩy sự trưởng thành hoàn toàn của các tế bào thành những tế bào cảm quang hình nón có thể khôi phục thị lực.

https://vista.gov.vn/

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 7
Hôm nay: 1332
Tổng lượt truy cập: 4.030.333
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!