Chi tiết tin - Sở Khoa học và Công nghệ

 

Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo – Khơi dậy khát vọng kiến tạo tương lai
Tin tức - Sự kiện: Tin thế giới

Ngày đăng: 08-08-2024

Nghiên cứu xác định được hai gen đóng vai trò quan trọng trong ung thư tuyến tụy

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Toronto đã xác định được hai gen đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của khối u ở tuyến tụy-những phát hiện có ý nghĩa quan trọng đối với việc hiểu biết và điều trị ung thư tuyến tụy.

 

Hai gen ức chế khối u là USP15 và SCAF1 đã được nhóm nghiên cứu do Daniel Schramek, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện nghiên cứu Lunenfeld-Tanenbaum (LTRI và là phó giám đốc nghiên cứu khám phá ung thư tại Sinai Health, đứng đầu phát hiện.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng những người có đột biến ở các gen này có khối u phát triển nhanh nhưng những khối u này cũng dễ hóa trị hơn. Những phát hiện của nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Nature Communications, đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghiên cứu về ung thư tuyến tụy, một căn bệnh có ít các phương pháp điều trị tiến bộ và phát triển.

Schramek, phó giáo sư tại khoa di truyền phân tử và là nhà nghiên cứu về hệ gen ung thư chức năng tại Khoa Y Temerty, cho biết: "Trong khi các đột biến ở USP15 và SCAF1 khiến khối u trở nên hung dữ hơn và làm khối u nhạy cảm hơn với liệu pháp hóa trị liệu tiêu chuẩn. Phát hiện này giúp chúng ta có thể phân tầng bệnh nhân để họ có thể đáp ứng tốt hơn với các phương pháp điều trị".

Ung thư tuyến tụy hiện có rất ít các lựa chọn điều trị với tỷ lệ sống sót cực kỳ thấp, dưới 5 năm sau khi chẩn đoán. Dự đoán, ung thư tuyến tụy có thể là nguyên nhân gây tử vong do ung thư đứng thứ hai tại Hoa Kỳ vào năm 2040.

Nhóm của Schramek đã đạt được một bước đột phá khi tận dụng những tiến bộ trong y học hệ gen, cụ thể là giải trình tự ADN của khối u, giúp họ xác định được các đột biến và công nghệ chỉnh sửa bộ gen. Schramek cho biết, việc giải trình tự khối u cho phép chúng ta tìm ra các gen bị ảnh hưởng và sử dụng kiến ​​thức đó để phát triển các phương pháp điều trị. Tuy nhiên, vấn đề là mọi loại ung thư đều có rất nhiều đột biến và không phải tất cả đều gây bệnh.

Ở nhiều bệnh nhân, ung thư thường có các gen đột biến phổ biến cùng với hàng trăm đột biến hiếm gặp xuất hiện trong một nhóm nhỏ hơn. Mặc dù đột biến USP15 và SCAF1 được tìm thấy có ở chưa đến 5% bệnh nhân, nhưng tác động của nó đối với ung thư vẫn chưa rõ ràng.

Theo truyền thống, các gen ức chế khối u được xác định bằng cách xóa tuần tự các gen trong các dòng tế bào ung thư và ghi nhớ lại những lần xóa nào sẽ làm tăng sự phát triển của tế bào. Tuy nhiên, các nghiên cứu dựa trên tế bào này không thể sao chép môi trường tự nhiên của khối u và các tương tác với hệ thống miễn dịch, vốn rất quan trọng đối với sự tiến triển của ung thư. Điều này có thể giải thích tại sao các sàng lọc trước đây lại bỏ qua USP15 và SCAF1.

Vài năm trước, nhóm của Schramek đã phát triển một phương pháp chỉnh sửa bộ gen, cho phép họ loại bỏ hàng trăm gen cùng lúc khỏi từng tế bào. Phương pháp này giúp xác định các gen nào khi vắng mặt sẽ kích hoạt ung thư trong môi trường tự nhiên của cơ thể.

Sử dụng công nghệ này, phòng thí nghiệm Schramek đã nhắm mục tiêu vào 125 gen đột biến tái phát trong các khối u tuyến tụy của bệnh nhân và xác định được gen USP15 và SCAF1 là những chất ức chế khối u quan trọng và là các yếu tố tiên lượng tiềm năng cho phản ứng hóa trị. Thật trùng hợp là những gen này không có ở khoảng 30% bệnh nhân do sự tái sắp xếp bộ gen phổ biến trong ung thư.

Phát hiện này chỉ ra rằng có tới 1/3 số bệnh nhân tuyến tụy thiếu những gen này có thể được hưởng lợi từ các phương pháp hóa trị và họ sẽ đạt được kết quả điều trị tốt hơn. "Theo truyền thống, các đột biến ở USP15 và SCAF1 được coi là ít quan trọng hơn vì chúng tồn tại ở nhiều bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng, điều quan trọng là chúng ta phải hiểu được hậu quả về mặt chức năng của những đột biến hiếm gặp này vì chúng có thể tiết lộ cơ chế sinh học và cơ hội điều trị mới cho bệnh nhân", Schramek nói.

Anne-Claude Gingras, giám đốc Viện nghiên cứu Lunenfeld-Tanenbaum và phó chủ tịch nghiên cứu tại Sinai Health, cho biết, nghiên cứu này "đại diện cho một bước tiến quan trọng trong quá trình chúng ta hiểu biết về các gen liên quan đến ung thư tuyến tụy. Nghiên cứu này cũng cho thấy công nghệ tiên tiến được phát triển tại Sinai Health sẽ mang lại những khám phá mới tiềm năng và lợi ích cho bệnh nhân".

LỊCH CÔNG TÁC TUẦN

Chuyển giao quy trình và nhân rộng công nghệ sấy tiên tiến trong bảo quản, chế biến, nâng cao giá trị dược liệu, nông sản địa phương

Thống kê truy cập
Số người online: 7
Hôm nay: 2726
Tổng lượt truy cập: 3.952.745
© TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ QUẢNG TRỊ
Chịu trách nhiệm: Trần Ngọc Lân, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Địa chỉ: 204 Hùng Vương, Đông Hà; ĐT: 0233.3550 382. Email: sokhcn@quangtri.gov.vn
Đơn vị vận hành: Trung tâm Nghiên cứu, Chuyển giao công nghệ và Đổi mới sáng tạo.
Ghi rõ nguồn https://sokhcn.quangtri.gov.vn/ khi sử dụng thông tin từ website này!