Nghiên cứu tạo thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng sử dụng một số dược liệu trồng ở vùng Tây Bắc (Cám lúa gạo, Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn…)
Hiện nay trên thế giới có nhiều loại thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng của các thương hiệu Amway, Herbal life... Những sản phẩm này có tác dụng tốt nhưng giá thành cao. Trong khi nhu cầu sử dụng thực phẩm chức năng tại Việt Nam tương đối lớn nhưng các sản phẩm thực phẩm chức năng trong nước còn nhiều hạn chế về số lượng cũng như chất lượng so với thế giới. Vì vậy, việc nghiên cứu sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng từ các loại dược liệu tại Việt Nam là việc làm cần thiết và có ý nghĩa.
Theo y học cổ truyền, trẻ dưới 15 tuổi bị suy dinh dưỡng gọi là chứng cam tích, trẻ trên 15 tuổi và người lớn bị suy dinh dưỡng thì được gọi là chứng hư lao. Việc điều trị suy dinh dưỡng bằng y học cổ truyền mang lại hiệu quả rất tốt, an toàn và bền vững. Dựa vào những phương thuốc cổ truyền, kinh nghiệm dân gian mà ngày nay nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của các cây thuốc, vị thuốc có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, điều trị suy dinh dưỡng trong đó có Cám lúa gạo, Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn.
Dựa vào tác dụng của các vị thuốc Cám lúa gạo, Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn theo y học cổ truyền và các kết quả một số công trình nghiên cứu cũng đã chứng minh về tác dụng bổ sung dinh dưỡng, kích thích ăn ngon, tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa của các dược liệu này nên nhóm nghiên cứu lựa chọn chúng để làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ sau sinh, người già và người mắc bệnh mãn tính. Đẳng sâm, Ý dĩ, Bạch truật, Hoài sơn là những loại cây dược liệu thích hợp với thổ nhưỡng, khí hậu vùng Tây Bắc, tại đây đã có một số vùng trồng và vùng mọc tự nhiên của các loại cây này. Việc trồng trọt một cách tự phát không đảm bảo được đầy đủ về số lượng cũng như chất lượng để sử dụng trong điều trị bệnh và làm nguyên liệu tạo sản phẩm giá trị 12 cao từ những loại dược liệu trên. Vì vậy, cần phải có vùng trồng dược liệu để đảm bảo chất lượng cho nguồn nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng nói trên.
Xuất phát từ thực tiễn trên, nhóm nghiên cứu do Cơ quan chủ trì Viện Nghiên cứu Phát triển Y Dược cổ truyền Việt Nam cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài GS.TS. Hoàng Đình Hòa thực hiện “Nghiên cứu tạo thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng sử dụng một số dược liệu trồng ở vùng Tây Bắc (Cám lúa gạo, Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn…)” với mục tiêu: Xác định vùng trồng ổn định, cung cấp nguồn nguyên liệu đảm bảo chất lượng cho sản xuất thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng; Xây dựng được quy trình chế biến và bào chế thực phẩm chức năng bổ sung dinh dưỡng đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Sau thời gian nghiên cứu, đề tài đã thu được những kết quả như sau:
1. Khảo sát, xác định vùng trồng thích hợp cho 4 cây dược liệu Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch Truật, Hoài Sơn.
- Đã khảo sát điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, thu thập mẫu đất, mẫu nước tại các địa điểm Sa Pa, Bắc Hà, Si Ma Cai tỉnh Lào Cai, huyện Mộc Châu, Vân Hồ tỉnh Sơn La, huyện Quản Bạ, Xín Mần (Hà Giang).
- Đã tổ chức hội đồng khoa học lấy ý kiến chuyên gia lựa chọn địa điểm phù hợp trồng 4 cây dược liệu Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch Truật, Hoài Sơn.
+ Chọn 2 huyện Bắc Hà, Si Ma Cai (Lào Cai) để thực hiện nghiên cứu giống và quy trình trồng các cây Bạch truật, Đẳng sâm và Ý Dĩ;
+ Chọn huyện Bảo Thắng (Lào Cai) là huyện để thực hiện nghiên cứu giống và quy trình trồng các cây Hoài Sơn. Ngoài ra cũng nên cân nhắc yếu tố khác mà Hội thảo này đã đề cập khi chọn điểm.
- Qua nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ, đặc điểm vùng sinh thái, điều kiện tự nhiên của các vùng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chúng tôi lựa chọn được hai vùng chính để triển khai mô hình là huyện Bảo Thắng và huyện Bắc Hà.
+ Lựa chọn huyện Bắc Hà đã lựa chọn đơn vị là Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bắc Hà triển khai trồng các cây dược liệu ý dĩ, đẳng sâm Việt Nam và bạch truật.
+ Lựa chọn huyện Bảo Thắng lựa chọn Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Bảo Thắng để triển khai mô hình chuyên canh trồng cây dược liệu hoài sơn.
2. Áp dụng quy trình nhân giống hiện có, xây dựng vườn giống gốc cho Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch Truật, Hoài Sơn
- Áp dụng quy trình nhân giống hiện có, xây dựng vườn giống Ý dĩ với diện tích 300-500 m2
- Áp dụng quy trình nhân giống hiện có, xây dựng vườn giống Đẳng sâm với diện tích 300-500 m2
- Áp dụng quy trình nhân giống hiện có, xây dựng vườn giống Bạch truật với diện tích 300-500 m2
- Áp dụng quy trình nhân giống hiện có, xây dựng vườn giống Hoài sơn với diện tích 300-500 m2
Qua nghiên cứu sự phân hóa lãnh thổ, đặc điểm vùng sinh thái, điều kiện tự nhiên của các vùng trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chúng tôi lựa chọn được hai vùng chính để triển khai mô hình là huyện Bảo Thắng và huyện Bắc Hà.
3. Áp dụng kỹ thuật trồng hiện có, xây dựng mô hình chuyên canh trồng Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch Truật, Hoài Sơn theo hướng GACP – WHO
- Áp dụng kỹ thuật trồng hiện có, xây dựng mô hình chuyên canh trồng Ý dĩ với quy mô 02 ha theo hướng GACP – WHO
- Áp dụng kỹ thuật trồng hiện có, xây dựng mô hình chuyên canh trồng Đẳng sâm với quy mô 01 ha theo hướng GACP – WHO
- Áp dụng kỹ thuật trồng hiện có, xây dựng mô hình chuyên canh trồng Bạch truật với quy mô 01 ha theo hướng GACP – WHO
- Áp dụng kỹ thuật trồng hiện có, xây dựng mô hình chuyên canh trồng Hoài sơn với quy mô 01 ha theo hướng GACP – WHO
Các mô hình trồng dược liệu đạt yêu cầu cho năng suất cao, chất lượng đạt yêu cầu theo Dược điển VN V. Các mô hình trồng dược liệu cho hiệu quả kinh tế cao, lợi nhuận thu được cao hơn nhiều lần so với cây ngô.
4. Đánh giá và lựa chọn nguồn Cám lúa gạo, Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn từ cùng Tây Bắc đáp ứng yêu cầu chất lượng an toàn thực phẩm Đã lựa chọn được nhà cung cấp thông qua việc lên kế hoạch thực hiện đầu thầu và lựa chọn nhà thầu theo phương thức mời chào hàng cạnh tranh thông thường theo các quy định về luật đấu thầu hiện hành và mua đủ số lượng đã dự trù của các nguyên vật liệu cám lúa gạo, dược liệu tươi Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch truật, Hoài sơn đáp ứng yêu cầu chất lượng.
5. Áp dụng và hoàn thiện quy trình sơ chế và chế biến hiện có, xây dựng mô hình sơ chế chế biến dược liệu Ý dĩ, Đẳng sâm, Bạch Truật, Hoài Sơn theo hướng GACP – WHO
- Đã xây dựng được các quy trình sơ chế chế biến dược liệu ý dĩ, đảng sâm, bạch truật, hoài sơn theo GACP- WHO
- Đã xây dựng mô hình sơ chế biến dược liệu ý dĩ, đảng sâm, bạch truật, hoài sơn theo GACP - WHO
- Xây dựng tài liệu theo dõi quá trình sơ chế, bảo quản dược liệu ý dĩ, đảng sâm, bạch truật, hoài sơn theo GACP - WHO
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17274/2019) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
https://vista.gov.vn/